Lưỡi liềm xanh bí ẩn trong ảnh chụp nhật thực
Hình lưỡi liềm màu xanh xuất hiện trong nhiều bức ảnh chụp hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra ngày 21/8 ở Mỹ.
Hiện tượng nhật thực toàn phần "trăm năm có một" hôm qua xảy ra ở nước Mỹ trong sự phấn khích của hàng triệu người. Trong thời khắc nhật thực toàn phần diễn ra, nhiều người chứng kiến đã cố gắng hướng máy ảnh và smartphone lên trời để chụp lại một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất năm này.
Hình lưỡi liềm xanh xuất hiện trong bức ảnh chụp nhật thực tại gần Điện Capitol (trái) và tòa nhà Flatiron (phải) bằng smartphone. (Ảnh: Emily Cohn).
Điều kỳ lạ là trong nhiều bức ảnh chụp nhật thực được những người chứng kiến ghi lại xuất hiện một hình lưỡi liềm nhỏ màu xanh bí ẩn, theo Business Insider.
Hình lưỡi liềm xanh xuất hiện trong một bức ảnh chụp nhật thực bằng máy ảnh thường. (Ảnh: Rebecca Harrington).
Theo các chuyên gia, hiện tượng ảo ảnh hình lưỡi liềm xanh này xuất hiện là do hiệu ứng "Lens Flare" (lóe sáng) của máy ảnh và điện thoại thông minh. Hiệu ứng này xảy ra khi camera chụp trong điều kiện ánh sáng mạnh, khiến ống kính phản chiếu một phần ánh sáng.
Những bức ảnh được chụp bằng smartphone và camera thông thường không thể ghi lại được những hình ảnh sắc nét về nhật thực, hình ảnh Mặt trời bị chói do cường độ ánh sáng quá mạnh.
Ba hình ảnh lưỡi liềm xuất hiện trong một bức ảnh chụp nhật thực. (Ảnh: Rebecca Harrington).
Hiệu ứng "Lens Flare" thường xuất hiện ở dạng hình tròn hoặc các chấm nhỏ. Tuy nhiên, khi hiện tượng nhật thực diễn ra, Mặt trời bị Mặt trăng che khuất một phần, cường độ ánh sáng cũng yếu hơn, khiến những hình ảnh lưỡi liềm màu xanh xuất hiện trên các bức ảnh kỹ thuật số.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?
