Lượng mưa kỷ lục từ siêu bão Harvey làm cong vỏ Trái Đất

Dữ liệu vệ tinh chỉ ra vỏ Trái Đất ở Texas, Mỹ, oằn xuống hai centimet dưới sức nặng của 125.000 tỷ tấn nước mưa siêu bão Harvey trút xuống.

Siêu bão Harvey được dự đoán là một trong những thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử Mỹ. Do ẩm ướt bất thường và di chuyển đặc biệt chậm, cơn bão trút tổng cộng 125.000 tỷ lít nước mưa xuống Mỹ, chủ yếu ở bang Texas, gấp gần 4 lần lượng mưa trong bão Katrina năm 2005, theo IFL Science.


Bão Harvey nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. (Ảnh: NASA).

Tuần trước, nhà khoa học địa chất Chris Milliner ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ trên mạng xã hội Twitter một bản đồ gây kinh ngạc cho nhiều người. Những điểm khảo sát bằng định vị vệ tinh (GPS) dọc Houston cho thấy thành phố bị lún một chút khi hứng tất cả lượng mưa từ siêu bão Harvey.

Lượng mưa trên lớn tới mức vỏ Trái Đất bị võng xuống khoảng hai centimet trong vài ngày. Đây thực sự là con số đáng lưu ý bởi làm cong vỏ Trái Đất không phải việc dễ dàng.

Một tính toán đơn giản của The Atlantic chỉ ra lượng mưa từ siêu bão Harvey có sức nặng lên tới 125.000 tỷ tấn, tương đương khối lượng của 155.342 chiếc cầu Cổng Vàng và chiếm khoảng 77% tổng trọng lượng ước tính của núi Everest.

Nếu núi Everest cao thêm nhiều, vỏ Trái Đất sẽ bắt đầu lún xuống. Núi nước đổ xuống Houston cũng gây ra hiệu ứng tương tự, khiến mặt đất võng xuống.


Dữ liệu vệ tinh cho thấy vỏ Trái Đất võng xuống hai centimet ở Houston, Texas. (Ảnh: Twitter).

Có ý kiến cho rằng kết quả đo GPS có thể do sự nén chặt của đất cát không dính kết bị chìm xuống dưới khối lượng nước, nhưng Milliner nhanh chóng bác bỏ. Theo nhà khoa học, tuy sự nén chặt của đất có thể là một yếu tố góp phần, nếu mặt đất căng trở lại và dịch chuyển theo hướng nhô lên khi nước rút, giả thuyết của ông sẽ được xác nhận.

Milliner cũng nhấn mạnh biến đổi khí hậu không phải nguyên nhân gây ra giông bão, nhưng hiện tượng này chắc chắn khiến những cơn bão trở nên ẩm ướt hơn và mạnh hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Đăng ngày: 15/03/2025
Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?

Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?

Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.

Đăng ngày: 11/03/2025
Sấm sét là gì? Tại sao có sấm sét?

Sấm sét là gì? Tại sao có sấm sét?

Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên trái đất của chúng ta, đó là sấm sét. Nó là một luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ mà nó phóng xuống.

Đăng ngày: 06/03/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News