Lý do hài hước khiến loài này "biến hình" thành siêu quái vật
Siêu quái vật to lớn nhất từng bước đi trên các lục địa của Trái đất là kết quả của một quá trình tiến hóa ngoạn mục, khi loài tổ tiên cỡ nhỏ của chúng nảy sinh nhu cầu... ăn nhiều hơn.
Lý do có vẻ hài hước này đã khiến sauropod - những con khủng long cổ dài khổng lồ - trở thành loài thống trị kỷ Jura dù trong thời điểm đó, hầu hết các loài khác đều đối mặt với thảm cảnh, thậm chí tuyệt chủng sau khi môi trường bị đảo lộn bởi thảm họa siêu núi lửa.
Ảnh đồ họa mô tả "siêu quái vật" của kỷ Jura - (Ảnh: J. GONZALEZ)
Nhưng xét cho cùng, bản năng tìm kiếm thức ăn luôn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tiến hóa của các sinh vật Trái đất. Với siêu quái vật sauropod, nó đã phát triển một bộ hàm rộng và khỏe, bên trong là những chiếc răng cỡ to với lớp men dày. Cổ của chúng cũng ngày càng dài ra so với các loài tổ tiên, chân ngày càng to và chắc như những chiếc cột đình. Ruột của chúng cũng ngày càng tăng kích thước.
Theo nhóm nghiên cứu từ Bảo tàng Cổ sinh vật học Egidio Feruglio (Argentina), sự "biến hình" nó trên khiến loài khủng long này dễ dàng ngoạm lá ở tầng cao của các cây lá kim - loài thực vật vẫn sinh trưởng tốt và dồi dào giữa môi trường khắc nghiệt, nhưng "khó nuốt" với đa số các khủng long khác.
Bộ ruột to cũng giúp chúng chỉ cần ăn một lần thật nhiều rồi thong dong ngồi chờ tiêu hóa trong nhiều ngày, thay vì phải vất vả đi tìm kiếm nguồn lương thực hàng ngày.
Phát hiện trên đến từ việc phân tích các trầm tích chứa Bagualia alba, một loài sauropod sống trong khoảng 179 đến 145 triệu năm về trước.
Nhờ sự biến đổi trên, không những không bị tuyệt chủng như nhiều loài sauropod cỡ nhỏ khác, thảm họa siêu núi lửa toàn cầu của kỷ Jura dường như là dịp may để Bagualia alba và các loài sauropod khác nhân rộng quân số, đẩy lùi các loài ăn cỏ cạnh tranh và thống trị các lục địa.
Công trình vừa đăng tải trên tạp chí khoa học Proceedings of the Royal Society B.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng
Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.
