Lý do Mexico hứng động đất mạnh liên tiếp
Vị trí giao thoa giữa ba mảng kiến tạo lớn nhất thế giới đặt Mexico vào tình thế nguy hiểm, có thể hứng chịu động đất bất cứ lúc nào.
Mexico nằm bên trên ba mảng kiến tạo lớn nhất trên Trái Đất là mảng Bắc Mỹ, mảng Cocos và mảng Thái Bình Dương, theo Business Insider. Những trận động xảy ra bất cứ khi nào các mảng vỏ đè hay ép chặt lên nhau.
Trận động đất mạnh 7,1 độ cướp đi hơn 240 sinh mạng tại Mexico.
Trận động đất mạnh 7,1 độ cướp đi hơn 240 sinh mạng hôm qua phát sinh dọc ranh giới giữa mảng Cocos và mảng Bắc Mỹ khi mảng kiến tạo ở cực nam trượt xuống dưới mảng lân cận phía bắc. Thảm họa diễn ra cách thành phố Raboso khoảng 4,8km về phía đông bắc và ập đến chưa đầy hai tuần sau khi đất nước trải qua trận động đất mạnh 8,1 độ.
Với phần lớn diện tích được xây dựng từ trầm tích hồ, thủ đô Mexico là Mexico City nằm trên lớp đất mềm, đóng vai trò khuếch đại rung chấn, khiến những trận động đất nhỏ dường như mạnh hơn nhiều so với thực tế.
Một nghiên cứu xuất bản năm 1985 kết luận rung chấn tăng lên gấp 5 lần ở những khu vực gần tâm chấn, nơi lớp đất mềm nhất. Từ sau đó, thành phố đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro từ các trận động đất trong tương lai như điều chỉnh quy định xây dựng và áp dụng hệ thống cảnh báo sớm động đất. Nhưng nhiều nơi khác trên đất nước vẫn thiếu cơ sở hạ tầng an toàn.
Mexico là một trong những đất nước thường xuyên chịu động đất trên thế giới. Trong thế kỷ qua, đất nước đã trải qua 19 trận động đất trong phạm vi 250km tính từ tâm chấn hôm qua, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ. Động đất không phải mối đe dọa duy nhất đối với người dân địa phương, khu vực này còn bị đe dọa bởi các vụ phun trào núi lửa.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
