Lý giải nguyên nhân sống thọ của những con vật đầu đàn
Các nhà sinh vật học cho rằng ở nhiều loài động vật có tập tính xã hội, những đặc điểm di truyền cho phép những con đầu đàn sống thọ, chống lại các chứng bệnh liên quan đến tuổi tác, còn ở loài cầy meerkat thì hệ thống phân cấp xã hội quyết định nguy cơ tử vong khi những con đầu đàn thường chết một cách tự nhiên, còn những con lệ thuộc thì hay bị chết đột ngột.
Theo tạp chí Current Biology, các nhà sinh vật học phát hiện ra rằng những cầy meerkat đầu đàn chiếm vị trí cao nhất trong hệ thống phân cấp bầy đàn, thường già đi nhanh hơn nhiều so với những con đồng loại. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản chúng sống lâu hơn các cá thể cấp dưới. Được biết, cầy meerkat có tên khoa học Suricata suricatta hay còn gọi là cầy vằn, chồn đất, chồn đất châu Phi, hồ cầy, chồn cầy là loài động vật có vú nhỏ, một thành viên của họ cầy mangut và loài duy nhất của chi Suricata.
Cầy meerkat đầu đàn thường sống thọ - (Ảnh: Dominic Cram - Đại học Cambridge).
Các con đầu đàn của nhiều loài động vật bầy đàn thường sống thọ hơn các cá thể khác, mặc dù chúng phải gánh nặng trách nhiệm để duy trì vị trí lãnh đạo và giao phối. Các nhà sinh vật học cho rằng những con vật này có những đặc điểm di truyền cho phép chúng chống lại các bệnh liên quan đến tuổi tác. Ở một số loài côn trùng, chẳng hạn như ong, các nhà khoa học đã thực sự tìm thấy các tính năng di truyền như vậy. Tuy nhiên, trong trường hợp của động vật có vú, các nhà khoa học không tìm thấy những tính năng tương tự.
Trong công trình nghiên cứu mới, các nhà sinh vật học đã nghiên cứu tuổi thọ của chồn cầy hay cầy meerkat - loài động vật có vú với hệ thống phân cấp nghiêm ngặt, sống theo bầy đàn lên đến 50 cá thể. Ở những con vật này, cặp cầy meerkat chi phối tạo ra tới 90% toàn bộ con cái trong bầy đàn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ADN của những con đầu đàn có dấu vết của sự lão hóa gia tăng, nhưng điều này không ngăn cản chúng sống lâu hơn các cá thể cấp dưới: tuổi thọ trung bình của những con đầu đàn là 4,4 năm so với 2,8 năm của những con khác trong đàn. Hóa ra, vấn để là ở chỗ các cá thể cấp dưới khi tìm kiếm đối tác giao phối thường buộc phải rời khỏi đàn, một việc làm rất nguy hiểm. Các con đầu đàn vắng mặt trung bình 2 giờ trong 1 năm, còn những cá thể dưới quyền của chúng thường vắng mặt trung bình những 6 ngày.
Tác giả chính của công trình nghiên cứu, nhà sinh học Dominic Cram ở Đại học Cambridge (Anh) giải thích rằng những con cầy meerkat đầu đàn thường chết do stress, khiến sức khỏe kiệt quệ dần cho đến chết và điều này có thể đoán trước được, tức là “một cái chết tự nhiên”. Còn những con cầy meerkat ở nấc thang cuối của hệ thống phân cấp bầy đàn lại thường bị chết vì những tình huống đột ngột và không thể đoán trước được, ví dụ, trở thành con mồi của thú ăn thịt, tức là vị trí của những con vật này trong hệ thống phân cấp xã hội quyết định nguy cơ tử vong.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật
Nhiều loài động vật tập tính ngủ độc đáo như ngủ đứng, ngủ trong khi bơi hoặc không ngủ suốt vòng đời.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.
