Ly hôn sau 115 năm chung sống
Cuộc hôn nhân lâu năm nhất trong thế giới động vật đã chấm dứt sau 115 năm, khi hai cụ rùa tại một vườn thú ở Áo nhất quyết không chịu ở chung chuồng.
"Chúng tôi có cảm giác chúng không thể chịu nổi nhau nữa", Helga Happ, người quản lý vườn bách thú, cho biết.
Rùa Bibi và Poldi chia tay sau 115 năm chung sống.
Hai con rùa Bibi và Poldi được chuyển từ vườn thú Basel ở Thụy Sĩ đến sống hạnh phúc cùng nhau tại thành phố Klagenfurt, nước Áo, cách đây 36 năm. Cả hai đều 115 tuổi, chúng lớn lên cùng nhau và cuối cùng trở thành một cặp đôi rùa.
Các nhân viên tại vườn bách thú không biết tại sao chúng lại thành ra như vậy, nhưng họ cho hay thời gian gần đây con rùa cái Bibi thường tấn công bạn tình bằng cách cắn lên mai của nó.
"Chẳng ai biết được lý do, nhưng chúng có vẻ không chịu nổi nhau nữa", trang News của Australia dẫn lời bà Happ nói.
Nhân viên vườn thú nhận thấy có gì đó không ổn khi rùa Bibi cứ tấn công và cắn lên mai rùa Poldi. Nó không chịu dừng lại cho đến khi chú rùa Poldi được chuyển sang ở chuồng khác.
Sự chia tay của cặp đôi rùa đánh dấu sự kết thúc cuộc "hôn nhân" động vật lâu năm nhất thế giới.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.
