Mải nuốt mồi, cá mập vây đen ngoạm nhầm đầu đồng loại
Trong lúc vội vàng ăn thịt cá mòi, một con cá mập vây đen bất cẩn ngoạm trúng đầu đồng loại nhưng không gây thương tích cho nạn nhân.
Hướng dẫn viên Mia Vorster ghi lại cuộc đụng độ giữa hai con cá mập ngoài khơi Nam Phi. (Ảnh: Sun).
Khoảnh khắc con cá mập vây đen đói mồi ngoạm nhầm đầu đồng loại trong khi những con cá mập khác bơi xung quanh được hướng dẫn viên Mia Vorster ghi lại ở rạn san hô Aliwal Shoal ngoài khơi Eastern Cape, Nam Phi. Trong loạt ảnh khác, các thợ lặn bơi sát bầy cá mập trong khi chúng tấn công đàn cá mòi khổng lồ.
"Dù tôi thường bơi cùng loài vật thú vị này mỗi ngày, tình huống như vậy rất hiếm gặp và khó ghi hình. Đôi khi, cá mập cũng mắc sai lầm nhưng đây không phải là hành vi hung dữ. Con cá mập chỉ đang cố nuốt chửng cá mòi. Nó không làm con cá mập kia bị thương", Mia giải thích.
Mia sử dụng camera ghi hình dưới nước để chụp loạt ảnh. "Chúng đến thăm chúng tôi hàng ngày và tỏ ra rất thân thiện, thoải mái khi bơi quanh thợ lặn dưới nước", Mia chia sẻ.
Là động vật ăn cá vô cùng nhanh nhẹn và hoạt bát, cá mập vây đen có thể vừa nhảy vừa xoay tròn trên mặt nước khi tấn công những đàn cá nhỏ. Chúng khá nhút nhát so với các loài cá mập lớn khác. Thường dè chừng con người, cá mập vây đen có thể trở nên hung dữ khi có con mồi và gây ra một số vụ tấn công nhằm vào con người mỗi năm.

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương
Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Loài vật gieo rắc nỗi sợ hãi cho cá mập trắng lớn
Chỉ cần trông thấy bóng cá voi sát thủ, những con cá mập ở ngoài khơi San Francisco, Mỹ, sẽ biến mất khỏi vùng biển suốt cả năm.

Phát hiện sinh vật chứa chất diệp lục nhưng không quang hợp
Các nhà khoa học tại Đại học British Columbia (Canada) phát hiện sinh vật đầu tiên trên thế giới tạo ra chất diệp lục nhưng không tham gia vào quá trình quang hợp.

Khoa học giờ dùng đến cả vệ tinh để giúp cá mập không bị tuyệt chủng
Các nhà khoa học giờ đây đã quyết định sử dụng công nghệ vệ tinh để cứu lấy cá mập.

Bọ khổng lồ xé xác cá sấu dưới đáy biển sâu 2.000 mét
Những con bọ chân giống to bằng quả bóng đá được bắt gặp ăn ngấu nghiến xác cá sấu tới khi no không thể nhúc nhích.

Nhiều loài cá bị “tăng động”, thay đổi hành vi giao phối vì hóa chất thải xuống biển của con người
Có loài cá trở nên “tăng động” hơn và cũng có những loài cá thay đổi cả hành vi giao phối do hấp thụ phải những hóa chất do con người thải ra theo đường cống xuống đại dương.
