Malaysia ô nhiễm nghiêm trọng bởi khói từ Indonesia

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Malaysia G. Palanivel cho biết khó có thể tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề khói bụi bởi Indonesia từ chối đưa vấn đề này lên Ban Thư ký ASEAN.

>>> Khói mù do đốt rừng ở Sumatra lại đe dọa Malaysia

Phát biểu với báo giới tại Kuala Lumpur ngày 29/8, Bộ trưởng G. Palanivel nói rằng Indonesia muốn giải quyết vấn đề khói bụi chỉ với Malaysia và Singapore và vấn đề này cũng sẽ được thảo luận trong kỳ họp Quốc hội sắp tới của Indonesia dự kiến vào tháng 12 hoặc đầu năm 2014.

Ngày 28/8, khói mù đã bao phủ bang Penang của Malaysia với chỉ số ô nhiễm không khí (API) không có lợi cho sức khỏe ở mức 103 tại Seberang Jaya lúc 5 giờ chiều.


Người dân Malaysia mang khẩu trang để đối phó với khói bụi. (Nguồn: astroawani.com)

Bộ trưởng Palanivel cho biết chính phủ Malaysia đã đề nghị cho Indonesia mượn máy bay tạo mưa nhân tạo như là giải pháp trong ngắn hạn, nhưng Indonesia chỉ có thể quyết định vấn đề này sau kỳ họp Quốc hội.

Tình trạng khói mù gây ô nhiễm không khí năm nào cũng xảy ra nhất là vào những tháng mùa Hè khô nóng, khi khói từ các đám cháy rừng và đám cháy do người dân trên đảo Sumatra của Indonesia đốt cây lấy đất làm nương rẫy, lan qua Eo biển Malacca vào Malaysia và Singapore.

Trường hợp khói mù tồi tệ nhất của Malaysia là vào năm 1997 khi API ở bang Sarawak tăng vọt tới 839, cao hơn mức độ nguy hiểm là 539, khiến chính phủ phải ban hành tình trạng khẩn cấp 10 ngày.

Năm 2005, Chính phủ Malaysia cũng đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp khi chỉ số API vượt quá mức 500 tại Kuala Selangor và cảng Klang.

Tình trạng khói mù nghiêm trọng nhất, với mức ô nhiễm không khí kỷ lục năm 1997-1998, đã khiến khu vực Đông Nam Á bị thiệt hại 9 tỷ USD, do hoạt động của ngành hàng không, và các lĩnh vực kinh doanh khác bị gián đoạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News