Mảng đá nóng bí ẩn đang làm tan chảy Nam Cực
NASA xác nhận giả thuyết có một nguồn địa nhiệt là đá nóng tan chảy đang nằm sâu dưới lớp băng của Nam Cực.
Nguồn nhiệt cổ xưa có tên gọi "mantle plume" (chùm manti) vốn là đá nóng bất thường, dâng lên khỏi vỏ trái đất và làm tan chảy tất cả đá trên đường đi của nó. Nó cũng là nguyên nhân tạo ra những lòng núi lửa với đá nóng chảy.
Bên dưới lớp băng vĩnh cửu của Nam Cực là một mảng đá nóng chảy khổng lồ? - (ảnh: DAILY MAIL).
Giả thuyết có một mantle plume như vậy dưới đáy lớp băng vĩnh cửu ở Nam Cực từng được đưa ra khá lâu, nhưng mới đây NASA đã lên tiếng xác nhận trước những bằng chứng mới khá rõ ràng.
Theo đó, mantle plume dưới dạng một mảng đá nóng chảy hình nấm lớn đang nằm ẩn sâu dưới vùng băng giá ở phía Tây Nam Cực. Nó là nguyên nhân khiến bên dưới lớp băng dày của địa cực này vẫn có những dòng sông, những hồ nước.
Theo NASA, mảng đá nóng này đã hình thành từ 50-110 triệu năm trước. Trong giai đoạn hoạt động mạnh mẽ, nó đã giúp làm tan băng, hồi sinh trái đất từ kỷ băng hà. Trong điều kiện hiện nay, chỉ cần nguồn nhiệt tạo ra bất ngờ lớn hơn một chút, băng sẽ tan chảy rất nhiều và tạo nên hiểm họa.
Việc xác định nguồn địa nhiệt này có thể giúp các nhà khoa học tính toán chính xác hơn tương lai của lớp băng ở Nam Cực, nhất là trong bối cảnh hiện tượng băng tan đang đe dọa con người do biến đổi khí hậu. Theo các nhà nghiên cứu, chính nguồn địa nhiệt này cũng đóng vai trò lớn trong sự sụp đổ nhanh chóng của hệ sinh thái trái đất trong những giai đoạn biến đổi khí hậu trong quá khứ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
