Màng graphene có thể biến khí methane thành nguồn năng lượng
Thế giới đang lo ngại về các báo cáo liên quan đến khí methane phun trào từ đáy Bắc Băng Dương, nhưng thực tế cho đến nay số lượng khí methane này vẫn nhỏ hơn đáng kể so với lượng rác thải do con người thải ra. Một số trong số này được thu và đốt để lấy điện sạch.
Việc làm này đương nhiên sẽ để lại hậu quả ô nhiễm không khí, nhưng bây giờ graphene - vật liệu kỳ diệu được cho thể sắp được phổ biến rộng rãi hơn nhiều sẽ giải quyết tình trạng ô nhiễm.
Siêu vật liệu graphene được cho có khả năng giải quyết vấn đề ô nhiễm liên quan đến khí methane.
Khí methane là loại khí nhà kính ô nhiễm hơn nhiều so với carbon dioxide. Tuy nhiên, nếu tạo ra được năng lượng từ methane thì nó có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Tiến sĩ Rakesh Joshi của Đại học New South Wales mới đây đã chứng minh rằng màng graphene có thể tách khí methane khỏi các khí khác hiệu quả hơn các hệ thống hiện có.
Trước đó, Joshi đã không nghiên cứu công nghệ này với khí methane. Thay vào đó, ông đã cố gắng sử dụng graphene để giúp cải thiện quy trình lọc nước nhằm loại bỏ vật liệu hữu cơ khỏi nước thải và làm cho nó có thể uống được. Kết quả Joshi đã chứng minh khả năng của graphene có thể loại bỏ 99% tạp chất mà các kỹ thuật xử lý nước khác để lại.
Trong quá trình đó, Joshi nhận ra Sydney Water là đơn vị tổ chức nghiên cứu, cũng đang lọc khí sinh học để cung cấp năng lượng cho hoạt động của chính mình. Joshi đặt dấu hỏi về việc liệu graphene có thể làm tốt hơn bằng cách điều chỉnh kích thước của các lỗ trong cấu trúc tổ ong của graphene và đã có câu trả lời đó là siêu vật liệu có thể xử lý methane, làm cho nó trở thành một nguồn năng lượng trung tính nhà kính có thể cân bằng các lưới điện tái tạo trong thời kỳ nắng và gió thấp.
Cho đến nay, hiệu quả của kỹ thuật này mới chỉ được chứng minh ở quy mô phòng thí nghiệm, nhưng tiến sĩ Heri Bustamante của Sydney Water rất hy vọng việc sử dụng graphene sẽ cho phép tăng lượng khí methane để mở rộng sử dụng vượt quá yêu cầu của Sydney Water.
Heri Bustamante kì vọng việc sản xuất khí methane để làm nhiên liệu cho xe bus có thể là một ứng dụng tiềm năng trong tương lai.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
