Mãng xà kịch độc cắn khiến nạn nhân đi tiểu ra máu

Khác với loài rắn Hổ mang chúa kịch độc cắn khiến nạn nhân suy hô hấp, suy tim và liệt cơ mà chết, rắn lục Boomslang lại tiêm chất độc khiến nạn nhân chảy máu nội tạng, phọt máu ra ngoài bất cứ lỗ thông nào của cơ thể như mắt, mũi, chân răng và cả đường tiết niệu dẫn đến tử vong.

Rắn lục Boomslang (có tên khoa học Dispholidus typus) là một loài rắn kịch độc có chiều dài trung bình khoảng 100-160cm, có con dài tới 183cm.

Loài rắn này có mắt khá lớn, đầu hình quả trứng, con đực có màu xanh lá cây sáng với đầu pha màu xanh và đen, con cái có thể có màu nâu, có các răng nanh dài 3-5mm và đường kính gần 0,5mm. Đặc biệt loài rắn này lại có thị giác khá tốt ngang ngửa với người bình thường.

Mãng xà kịch độc cắn khiến nạn nhân đi tiểu ra máu
Một con rắn đực Boomslang có chất độc đáng sợ.

Loài rắn Boomslang chủ yếu ăn các loại động vật lưỡng cư nhỏ như thằn lằn, cóc, thỉnh thoảng ăn một số động vật có vú nhỏ, chim và trứng chim bằng cách nuốt chửng. Những trường hợp người bị Boomslang cắn trước đó được ghi nhận rất ít. Thậm chí vào đầu những năm 1950 người ta vẫn nghĩ rằng loài rắn này là vô hại đối với con người.

Trường hợp đầu tiên được ghi nhận người bị chết do rắn lục Boomslang cắn là Karl P.Schmidt từ vườn thú Lincoln Park Zoo ở Chicago. Ông bị con rắn Boomslang non cắn một vết nhỏ vào ngón tay khi đang kiểm tra vườn thú. Nhưng cái chết của Schmidt thực sự gây sốc bởi cơ chế hoạt động âm thầm của độc tố do loài rắn Boomslang gây ra. Sau khi bị cắn nạn nhân cảm thấy hoàn toàn bình thường nhưng từ sau 24 giờ bị cắn ông bị hôn mê, tổn thương não và chết.

Donovan, một chuyên gia về rắn, người mô tả cái chết của Schmidt do bị rắn Boomslang cắn trên Tạp chí Bò sát (Reptiles Magazine), nói rằng: “cái chết của Schmidt làm thay đổi nhận thức của chúng tôi về Boomslang, và kết quả phân tích cuối cùng về nọc độc của nó được tìm thấy là một loại độc tố, nếu không muốn nói là rất độc, được dẫn qua rất nhiều răng nanh phía trước của nó. Ngày nay, Boomslang được xếp vào hàng một trong những loài rắn độc nhất Châu Phi”.

Đáng chú ý, độc tố của rắn lục Boomslang không chỉ gây ra những triệu chứng bên ngoài như đau đầu, buồn nôn, buồn ngủ, lo lắng bồn chồn mà nó còn gây ra chứng rối loạn đông máu. Nguyên nhân do nọc độc của rắn chứa chất hemotoxin, một hóa chất có thể phá hủy các tế bào màu đỏ, gây rối loạn đông máu, sụt giảm chức năng nội tạng và thoái hóa mô.

Mãng xà kịch độc cắn khiến nạn nhân đi tiểu ra máu
Rắn lục Boomslang dựng đứng như cành cây mai phục con mồi.

Kinh hoàng hơn, nạn nhân khi bị chất độc phát tác sẽ khiến xuất huyết não và cơ, đồng thời làm cho máu ở bên trong có thể rỉ ra tất cả các lỗ thông trên cơ thể, như nướu răng, mũi, mắt, tai, và thậm chí ngay cả khi nạn nhân vô tình bị một vết thương nhỏ nhất. Không những thế máu cũng sẽ chảy ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt, nôn mửa và cứ thế khiến nạn nhân chết.

Rắn lục Boomslang có thể mở rộng miệng tới 170 độ để tấn công vào tay và chân người. Tuy nhiên điều nguy hiểm ở chỗ, chất độc từ vết cắn của nó thường âm thầm phát tác trong một thời gian dài khiến không ít người không biết rõ về loài rắn này chủ quan không cứu chữa kịp thời.

Chỉ sau vài giờ, thậm chí là một ngày, nạn nhân mới bắt đầu thấy có triệu chứng, thậm chí có nạn nhân báo cáo mình nhìn thấy một “đốm vàng” có thể do chảy máu trong mắt gây ra.

Được biết Boomslang là một loài rắn bản địa ở vùng phụ cận Sahara, Châu Phi. Ngoài khả năng độc tố kinh hoàng, Boomslang cũng được biết đến là loài rắn có khả năng ngụy trang săn mồi điệu nghệ. Nó có thể dựng đứng chẳng khác gì cành cây để mai phục con mồi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News