Manh mối về hài cốt của nàng Mona Lisa
Một nhóm các nhà khoa học Italy vừa tìm thấy bộ xương rất có thể thuộc về Lisa Gherardini, người được cho là nguyên mẫu của bức họa nàng Mono Lisa nổi tiếng.
Thêm những manh mối mới về hài cốt của Mona Lisa
Các nhà nghiên cứu Italy vừa tiến gần hơn đến việc xác định nhận dạng của người phụ nữ làm mẫu cho bức họa Mona Lisa, được Leonardo Da Vinci vẽ vào thời kỳ Phục hưng (thế kỷ 14-17). Mona Lisa nằm trong số những bức họa nổi tiếng nhất thế giới trong khi người phụ nữ làm mẫu cho ông trở thành một trong những bí mật lớn nhất của lịch sử hội họa.
Bức họa nàng Mona Lisa được Leonardo Da Vinci vẽ vào thời kỳ Phục hưng. (Ảnh: USA Today).
Sau 4 năm khai quật hài cốt nằm dưới tu viện lâu đời ở Florence, Italy, các nhà nghiên cứu tìm thấy một phần hài cốt nhỏ, có khả năng thuộc về Lisa Gherardini, vợ một thương nhân buôn lụa, người được các học giả cho là nguyên mẫu của bức tranh kiệt tác.
Theo kết quả nhóm nghiên cứu công bố hôm qua, phương pháp định tuổi bằng cacbon phóng xạ cho thấy bộ xương này có niên đại cùng thời với bà Gherardini, qua đời vào tháng 7/1542 ở tuổi 63.
Những ghi chép lịch sử chỉ ra Gherardini đã sống ẩn dật trong những năm cuối đời tại tu viện Thánh Ursala ở Florence, và yên nghỉ tại đây.
Khu vực khai quật nằm dưới tu viện Thánh Ursula, Florence, Italy. (Ảnh: New York Post).
"Tôi tin chắc bộ xương thuộc về Lisa Gherardini. Kết quả khảo cổ và nghiên cứu lịch sử của chúng tôi rất nhất quán với kết quả từ phương pháp cacbon phóng xạ", Silvano Vinceti, nhà sử học hội họa đứng đầu nhóm nghiên cứu, chia sẻ với The Telegraph.
Bước tiếp theo trong nghiên cứu là lấy mẫu ADN từ các đoạn xương đùi trong bộ hài cốt và so sánh với ADN từ hài cốt hai người con của Gherardini. Tuy nhiên, bộ xương của những đứa trẻ, được tìm thấy trong một ngôi mộ ở nhà thờ Santissima Annunziata, Florence, đã bị hư tổn nặng nề sau nhiều năm chịu lụt lội từ sông Arno.
Theo giáo sư Giorgio Gruppioni, người đứng đầu phòng thí nghiệm giám định nhân chủng học ở Đại học Bologna, Italy, điều kiện ẩm ướt đã phá hủy các bộ hài cốt đến mức không thể phục hồi và chúng không cung cấp đủ ADN cho việc đối chiếu.
"Chúng tôi hy vọng những kỹ thuật phức tạp sẽ cho phép trích xuất, phân tích và so sánh ADN để có thể xác định bộ xương thuộc về Lisa Gherardini", Gruppioni nói.
Một nhà nghiên cứu quan sát bộ xương ở khu vực khai quật. (Ảnh: The Huffington Post).
Một số ý kiến tranh cãi chỉ ra có hàng chục người được chôn dưới tu viện trong nhiều thập kỷ. Ngay cả khi bộ xương có niên đại tương ứng với thời điểm Gherardini qua đời, chúng có thể thuộc về một người phụ nữ khác.
Vinceti hy vọng sẽ tìm thấy hộp sọ của Gherardini và sau đó sử dụng kỹ thuật giám định để tái tạo gương mặt bà, rồi so sánh bản phục dựng với bức họa Mona Lisa. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy phần xương sọ.
Trong trường hợp bộ xương được chứng minh thuộc về Gherardini, các học giả vẫn chưa thể thống nhất bà có phải nguyên mẫu của bức họa Mona Lisa hay không. Nhiều người cho rằng kiệt tác này là chân dung tự họa của Leonardo, tranh vẽ một nữ quý tộc Tây Ban Nha hoặc Salai, một người học việc ở nhà ông.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
