Mạnh tay với “ô nhiễm trắng”
Một vật dụng rất quen thuộc là túi nylon lại đang là nhân tố gây thảm họa môi trường nghiêm trọng, đến mức Ủy ban châu Âu (EC) phải thông qua một đề xuất riêng nhằm ngăn chặn mối nguy hại này.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 4/11 ở Brussels (Bỉ), Ủy viên châu Âu phụ trách môi trường J.Potocnik tuyên bố sẽ tiến hành nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề môi trường, vốn đang nghiêm trọng, do túi nylon gây ra. Dự kiến các quốc gia thành viên EU sẽ buộc phải thông qua các biện pháp giảm tiêu thụ túi nylon có quai xách độ dày dưới 50 micrô mét, đồng thời có thể tăng thuế áp dụng đối với những vật gây tác động xấu tới môi trường, cũng như siết chặt quy định thương mại về thị trường nội địa.
Từ lâu, túi nylon đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nylon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng, được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn. Thế nhưng, sự lạm dụng túi nylon đã dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.
Túi nylon tràn ngập tại các bãi rác thải
Trước hết, túi nylon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Quá trình sản xuất túi nylon cũng đòi hỏi các phụ gia là chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… Đây là những chất cực kỳ độc hại tới sức khoẻ và môi trường sống của con người.
Thêm vào đó, túi nylon khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nylon ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng. Túi nylon được làm từ dầu mỏ nguyên chất nên khi chôn lấp sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Nguy hại là thế nhưng quy mô sử dụng túi nylon trên thế giới khiến người ta phải giật mình. Chỉ xin nêu vài con số thống kê: mỗi năm, châu Âu sử dụng gần 100 tỷ túi nylon; mỗi năm, nước Mỹ tiêu tốn 12 triệu thùng dầu thô để sản xuất khoảng 100 tỉ túi nylông; mỗi phút, trên thế giới có hơn 1 triệu túi nylon được sử dụng. Trong khi đó, để phân hủy hoàn toàn, trung bình mỗi túi nylon cần 500 năm.
Nhận thức được tác hại của túi nylon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nylon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nylon đã được áp dụng tại Trung Quốc, Anh, Thuỵ Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch và một số bang ở Hoa Kỳ… Ngoài ra, các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nylon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nylon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường.
Với việc EC thông qua biện pháp mạnh tay với túi nylon, châu lục này hy vọng sẽ giảm được tới 80% lượng túi nylon được sử dụng.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.
