Mặt biển Trung Quốc bị tảo xanh tấn công

Các bãi biển ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc thuộc biển Hoàng Hải đang chuyển sang màu xanh do lớp tảo biển sinh sôi nhanh chóng bao phủ dày đặc.

Tảo xanh phủ dày mặt biển Trung Quốc


Một người đàn ông vác phao đi trên bờ biển phủ lớp tảo dày ở Thanh Đảo hôm 6/7. (Ảnh: Reuters)


Hai em bé chơi đùa trên bờ biển kín tảo một ngày cuối tháng 6/2015. (Ảnh: Reuters)
Hiện tượng tảo phủ kín mặt nước được cho là hậu quả của biến đổi khí hậu kết hợp với ô nhiễm công nghiệp tại Trung Quốc. Nhiệt độ nước biển ấm lên cộng với phốt pho và nitrat trong phân bón và rác thải công nghiệp, trở thành điều kiện lý tưởng để tảo sinh sôi và lan rộng nhanh chóng.


Tình trạng tảo xâm lấn mặt biển Trung Quốc đã xảy ra từ nhiều năm nay. Năm 2013, ước tính tảo biển trải khắp diện tích lên đến gần 19.500 km2, xấp xỉ diện tích của xứ Wales, Anh. Các tình nguyện viên và công nhân vệ sinh đã vớt được khoảng 20.000 tấn tảo bốc mùi hôi thối.
Trong hình là vạt tảo xanh đặc trải rộng mặt biển ở Thanh Đảo được ghi lại ngày 4/7/2013. (Ảnh: AFP)


Một người đàn ông vùi mình trong lớp tảo dày khi chơi đùa cùng bạn bè tại biển Thanh Đảo hôm 3/7/2013. Tảo biển được cho là không có hại với con người. Tuy nhiên, với số lượng lớn nó có thể gây nguy hiểm khi phân hủy và sản sinh khí hydrogen sulphide độc hại. Lớp tảo dày cũng hút hết oxy trong nước khiến các động vật biển ngạt thở. (Ảnh: AFP)


Trước đó, tảo tấn công khiến chính phủ Trung Quốc phải huy động cả lực lượng quân đội dọn dẹp vùng biển Thanh Đảo, nơi tổ chức đua thuyền trong khuôn khổ Olympic Bắc Kinh 2008. (Ảnh: Reuters)


Hơn 11.000 người gồm các tình nguyện viên và binh lính cùng ra quân làm sạch bờ biển. Bức hình ghi lại cảnh làm vệ sinh bãi biển của các binh lính Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc gần Trung tâm Đua Thuyền tại Thanh Đảo hôm 5/7/2008. (Ảnh: AFP)


IBTimes cho hay, một trong những sáng kiến thời trang kỳ lạ do hệ lụy của hiện tượng tảo xâm lấn là Facekini, loại mặt nạ trùm kín đầu được khoét 3 lỗ ở hai mắt và miệng. (Ảnh: Rex Features)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News