Mắt hoạt động như thế nào?

Mắt là cơ quan nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Mắt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não xử lý và lưu trữ.

Khả năng của mắt người để tạo ra hình ảnh là chuỗi các sự việc phức tạp đáng kinh ngạc, minh chứng cho việc cần thiết phải chăm sóc tốt sức khỏe của mắt. Nó bắt đầu khi các tia sáng bên ngoài hội tụ vào vùng xử lý hình ảnh của mắt, được gọi là võng mạc. Quá trình này phụ thuộc vào các cấu trúc giải phẫu khác nhau của mắt, hoạt động cùng nhau để nắm bắt chính xác những hình ảnh phức tạp của thế giới.


Cấu tạo của mắt.

Đầu tiên, ánh sáng đi qua giác mạc thường trong suốt. Sau đó, hai cơ điều khiển mống mắt, làm cho đồng tử nhỏ đi hoặc to ra, cho phép ánh sáng vào mắt. Thể mi là cơ điều khiển hình dạng của thủy tinh thể để hội tụ các tia sáng vào võng mạc, nơi mà sau đó não bắt đầu xử lý thông tin. Võng mạc bao gồm các tế bào nhận kích thích ánh sáng hình que và hình nón, giữ năng lượng của các tia sáng và truyền tín hiệu điện tới não.

Rhodopsin (sắc tía thị giác) là hóa chất trong tế bào nhận kích thích ánh sáng của võng mạc giữ ánh sáng lại để xử lý. Thật không may, Rhodopsin khá nhạy cảm và bị mất đi sau khi liên tục tiếp xúc với ánh sáng. Vì vậy chúng phải được bổ sung thêm. Vitamin A rất cần thiết cho việc tạo ra retinal, là một phần của phân tử rhodopsin.

Vùng quan trọng để nắm bắt và xử lý bước sóng ánh sáng để cho hình ảnh sắc nét là khu vực điểm vàng, phần trung tâm của võng mạc. Sức khỏe của điểm vàng, nơi có chứa một lượng lớn các tế bào nhận kích thích ánh sáng, rất quan trọng trong việc đảm bảo phần chính yếu của thị trường. Nếu vùng này bị tổn thương hoặc hư hại, một phần lớn thị trường sẽ bị mất ở phần trung tâm được thể hiện bởi một điểm đen lớn.

Nhiều tình trạng lối sống có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự toàn vẹn của điểm vàng, vì vậy cần phải giảm tác hại và/hoặc tăng cường sức khỏe của mắt. Nếu tất cả các cấu trúc này được hoạt động trong điều kiện sức khỏe tốt, thì hình ảnh được truyền tới não qua dây thần kinh thị giác được tiếp nhận và diễn giải tốt hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News