Mật ong có thể thay thế kháng sinh
Các nhà khoa học Hà Lan đã tìm thấy trong mật ong một thành phần mới trước đây chưa hề biết đến có tác dụng diệt vi khuẩn rất hiệu quả.
Theo tin của hãng thông tấn Nga Rosbalt, các chuyên gia Khoa Vi sinh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Y học Amsterdam đã phát hiện hệ miễn dịch của ong sản xuất ra một chất protid có tên là defensin-1, có trong thành phần của mật.
Chất defensin-1 có trong mật có tác dụng diệt vi khuẩn rất hiệu quả.
Họ đã tách riêng được chất này, xác định công thức hóa học của nó và thử nghiệm tác dụng chữa bệnh. Theo họ, chất protid này có thể dùng để chữa bỏng và các vết nhiễm trùng trên da.
Song không chỉ có vậy. Chất họ phát hiện có khả năng chống lại được một số vi khuẩn gây bệnh đã “nhờn” với thuốc kháng sinh vì thế trong một số trường hợp có thể thay thuốc kháng sinh hiện hành.
“Từ lâu, người ta đã biết mật ong có tác dụng kháng khuẩn, nhưng chưa biết rõ hoàn toàn mật giết chết các vi khuẩn như thế nào. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi đã phát hiện những yếu tố đóng góp hoạt tính kháng khuẩn của sản phẩm thiên nhiên này. Một trong những yếu tố đó là defensine-1, chất chống vi sinh vật mà y học chưa hề nói đến”, bác sĩ Paul Kwakman, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Y học nói.
Ông cho biết, ông và các đồng nghiệp đã phát hiện chất này diệt được nhiều loại vi khuẩn đã “nhờn” với các chất kháng sinh gây bệnh. Cụ thể là vi khuẩn Staphylococcus aureus (gây nhọt và các apxe nội) đã nhờn với methicillin, Enterococcus faecium (gây viêm đại tràng, ruột non) nhờn với vancomycin, Ppseudomonas aeruginosa (gây nhiễm trùng đường tiểu) đã nhờn với ciprofloxacin…

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới
Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.
