Mắt phải của chim nhìn thấu từ trường Trái Đất

Các nhà khoa học Đức gần đây phát hiện, loài chim có thể quan sát được từ trường Trái Đất bằng mắt phải, đồng thời dựa vào đó để tìm phương hướng.

Theo các nhà khoa học, nếu bị bịt mắt phải, chim sẽ không thể tìm phương hướng hiệu quả, trong khi đó nếu bị bịt mắt trái, chúng vẫn định hướng rất hoàn hảo.

Đã từ lâu, các nhà khoa học biết rằng chim có thể cảm nhận được từ trường của Trái Đất và sử dụng từ trường để định hướng, đặc biệt là vào mùa đông khi chúng phải di cư về phương Nam tránh rét.

Các chuyên gia nghiên cứu phát hiện, trên thực tế loài chim có thể sử dụng mắt phải để nhìn từ trường, đồng thời truyền tải thông tin sang não trái. 

Mắt phải của chim nhìn thấu từ trường Trái ĐấtChim lợi dụng tầm nhìn bình thường của chúng để cảm nhận ánh sáng và bóng tối do bản đồ từ trường sinh ra. Khi chim quay đầu, bóng tối sẽ thay đổi và những chú chim sẽ lấy mô hình trực quan của bóng tối làm kim chỉ nam để phán đoán phương hướng.

Các nhà khoa học cho rằng, phân tử trong võng mạc của loài chim khi gặp phải Blu-ray sẽ ở vào trạng thái linh động, mỗi phân tử sẽ có một electron không bắt cặp và hình thành một phân tử radical pair.

Sự xuất hiện của từ trường gây ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để những phân tử radical pair khôi phục trạng thái không linh hoạt.

Thị giác, ánh sáng của bản đồ từ trường và bóng tối đều có sự thay đổi, tuy nhiên bản đồ thị giác có những đường viền rõ nét, trong khi đó bản đồ từ trường lại chuyển biến dần dần từ sáng sang tối.

Nhà khoa học Catherine Sitapute thuộc Đại học Goethe, Frankfurt (Đức) phụ trách nhóm nghiên cứu phát hiện khi cảm giác từ trường bị mất đi, bản đồ sáng tối không còn ý nghĩa gì với loài chim vì lúc đó chúng không thể phân biệt thông tin nào là của bản đồ thị giác và thông tin nào là của bản đồ từ trường.

Nhà khoa học Catherine Sitapute đã quyết định làm thí nghiệm đối với loài chim Robin bịt mắt bằng mạng che (mạng che gồm hai mặt, một mặt là kim loại trong suốt, mặt kia là kim loại đã được mạ, cho phép 70% ánh sáng có thể đi vào).

Sau đó các nhà khoa học đặt chim Robin vào trong một chiếc lồng hình phễu, vách lồng được quét chất thể lỏng. Chim chỉ có thể bay ra được từ một cửa nhỏ. Nếu như chim va vào vách lồng sẽ làm rơi vãi chất lỏng.

Kết quả cho thấy, chim không đeo mạng che hoặc che mắt trái có thể bay dễ dàng ra khỏi lồng. Trong khi đó những con chim bị bịt mắt phải thì bay lung tung không theo phương hướng và bị va đập vào vách lồng./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News