Mặt Trăng có thể gây ngập lụt kỷ lục ở Mỹ năm 2030

Toàn bộ vùng ven biển nước Mỹ có thể bị đe dọa bởi ảnh hưởng kết hợp của chu kỳ Mặt trăng và biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu làm tăng tần suất, độ mạnh của bão và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác trên thế giới. Tuy nhiên, một yếu tố khác có thể gây thiệt hại nặng nề cho vùng ven biển. Ngập lụt lớn do triều cường xảy ra ở các khu vực ven biển khi thủy triều cao hơn 0,6 m so với mức triều cường trung bình hàng ngày, làm ngập đường phố hoặc tràn qua cống nước mưa. Loại ngập lụt này gây phiền toái lớn, làm ngập đường phố và nhà cửa, buộc cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, khiến bể phốt lênh láng. Trận lụt càng kéo dài, thiệt hại đi kèm càng lớn.

Mặt Trăng có thể gây ngập lụt kỷ lục ở Mỹ năm 2030
Bản đồ thể hiện mực nước biển vào tháng 6/2021 với những khu vực màu đỏ và cam thể hiện mực nước biển tăng 10 - 15 cm so với thông thường. (Ảnh: NASA Earth Observatory/ Joshua Stevens).

Nước Mỹ trải qua hơn 600 trận lụt như vậy trong năm 2019, theo Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA). Nhưng hiện nay, nghiên cứu mới công bố hôm 21/6 trên tạp chí Nature Climate Change của NASA cảnh báo, ngập lụt do triều cường mạnh sẽ trở nên phổ biến hơn nhiều tại Mỹ vào những năm 2030. Phần lớn vùng ven biển Mỹ sẽ trải qua số ngày ngập lụt triều cường mạnh nhiều mỗi năm nhiều gấp 3 - 4 lần trong ít nhất một thập kỷ.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo số ngày ngập lụt tăng thêm sẽ không trải đều trong cả năm mà nhiều khả năng tập trung vào khoảng thời gian vài tháng. Mùa ngập lụt kéo dài ở ven biển sẽ làm gián đoạn nghiêm trọng đời sống và kế sinh nhai nếu cộng đồng không lên kế hoạch đối phó.

"Đó là ảnh hưởng tích lũy theo thời gian", trưởng nhóm nghiên cứu Phil Thompson, trợ lý giáo sư ở Đại học Hawaii, cho biết. "Nếu ngập lụt 10 - 15 lần một tháng, cơ sở kinh doanh sẽ không thể tiếp tục hoạt động với bãi để xe ngập dưới nước. Người dân sẽ mất việc do không thể đi làm. Bể phốt tràn nước sẽ trở thành vấn đề y tế công cộng".

Một số yếu tố dẫn tới gia tăng số ngày ngập lụt trong năm. Đầu tiên là mực nước biển tăng lên. Do hiện tượng ấm lên toàn cầu làm nóng bầu khí quyển, sông băng đang tan chảy ở tốc độ kỷ lục, đẩy lượng nước băng khổng lồ vào đại dương. Kết quả là mực nước biển trung bình toàn cầu tăng 21 - 24 cm từ năm 1880, theo NOAA. Vào năm 2100, mực nước biển có thể tăng từ 0,3 đến 2,5 m so với năm 2000, tùy theo hiệu quả từ các biện pháp hạn chế khí nhà kính của con người trong những thập kỷ tới.

Không chỉ mực nước biển tăng lên kéo theo tần suất ngập lụt triều cường mạnh, Mặt trăng cũng góp phần tác động. Mặt trăng ảnh hưởng tới thủy triều, nhưng lực hút của Mặt trăng không giống nhau từ năm này qua năm khác. Trên thực tế, Mặt trăng hơi chao đảo trên quỹ đạo của nó. Vị trí của Mặt trăng có sự thay đổi nhẹ so với Trái đất theo chu kỳ đều đặn 18,6 năm. Trong nửa chu kỳ, Mặt trăng hạn chế độ mạnh của thủy triều trên Trái đất. Trong nửa còn lại của chu kỳ, thủy triều được tăng cường, theo NASA.

Hiện nay, chúng ta đang ở nửa thứ hai của chu kỳ. Chu kỳ với thủy triều mạnh tiếp theo bắt đầu vào giữa thập niên 2030. Khi đó, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng cao đủ khiến triều cường gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Dưới tác động kết hợp của mực nước biển tăng và chu kỳ Mặt trăng, ngập lụt do triều cường sẽ tăng nhanh chóng trên khắp vùng ven biển nước Mỹ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát triển loại nhựa phân hủy trong một tuần dưới ánh sáng Mặt trời

Phát triển loại nhựa phân hủy trong một tuần dưới ánh sáng Mặt trời

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển loại nhựa dễ phân hủy phù hợp dùng trong các thiết bị điện tử, tách biệt với ánh nắng và oxy.

Đăng ngày: 14/07/2021

"Con mắt" màu xanh kỳ lạ của dòng sông dài 101km

Ngọn nguồn con sông Cetina ở Croatia có màu xanh ngọc bích và hình dáng kỳ lạ như một con mắt khổng lồ.

Đăng ngày: 13/07/2021
Động đất 3 độ gần Hà Nội, nhiều đồ đạc trong nhà rung lắc

Động đất 3 độ gần Hà Nội, nhiều đồ đạc trong nhà rung lắc

Một trận động đất 3 độ vừa xảy ra lúc hơn 23 giờ đêm qua 12-7 tại khu vực huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Đăng ngày: 13/07/2021
Thung lũng Chết chạm 55 độ C, gần phá kỷ lục nhiệt của Trái đất

Thung lũng Chết chạm 55 độ C, gần phá kỷ lục nhiệt của Trái đất

Cuối tuần qua, Thung lũng Chết nóng đỉnh điểm khi nhiệt độ ở sa mạc California (Mỹ) đạt mức kỷ lục 54,4 độ C.

Đăng ngày: 13/07/2021
Sóng nhiệt xóa sổ một tỷ sinh vật trên bờ biển Canada

Sóng nhiệt xóa sổ một tỷ sinh vật trên bờ biển Canada

Nghiên cứu mới của Đại học British Columbia cho thấy nhiệt độ kỷ lục trong vài tuần qua do sóng nhiệt tác động to lớn như thế nào tới hệ sinh thái biển.

Đăng ngày: 12/07/2021
Những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp khiến nhiều người chết nhất

Những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp khiến nhiều người chết nhất

Khi Trái đất quyết định trút giận lên nhân loại, không gì có thể ngăn cản được và lịch sử đã cho ta thấy rất rõ điều đó.

Đăng ngày: 11/07/2021
Arab Saudi chi 11 tỷ USD trồng cây xanh hạ nhiệt thủ đô

Arab Saudi chi 11 tỷ USD trồng cây xanh hạ nhiệt thủ đô

Arab Saudi đặt mục tiêu trồng hàng triệu cây xanh trên khắp thủ đô Riyadh như một phần của siêu dự án hạ nhiệt đô thị đầy tham vọng.

Đăng ngày: 10/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News