Màu sắc băng Bắc Cực gắn liền với biến đổi khí hậu
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ số ra ngày 17/2, cho biết các lớp băng tại Bắc Cực đang trở nên kém sáng hơn do tình trạng tan băng nhanh gắn liền với hiện tượng Trái Đất ấm lên.
Điều này đưa ra một chu trình khép kín của biến đổi khí hậu khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên (vì nhiều lý do) khiến băng tan nhanh và băng tan lại tiếp tục làm tồi tệ thêm tình trạng biến đổi khí hậu.
Bằng cách sử dụng phương pháp đo lường bằng vệ tinh, các nhà khoa học đến từ Viện Hải dương học ở California đã tiến hành đo độ phản chiếu ánh sáng của các tảng băng vào không gian, theo đó cho thấy các lớp băng đang ngày càng mỏng và trở nên sẫm màu hơn, gấp từ 2 đến 3 lần so với dự đoán trước đó.
"Tuyết đỏ" trên sông băng Greenland ở Bắc Cực. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Nghiên cứu cũng cho thấy độ tối của các lớp băng tại Bắc Cực cũng tăng lên 8% so với giai đoạn 1979 và 2011.
Chuyên gia Ian Eisenman, đồng tác giả công trình nghiên cứu, giải thích việc băng tan nhanh vào mùa Hè đã khiến băng trở nên mỏng hơn cũng như để lộ những vùng nước màu đen của đại dương bên dưới. Điều này là nguyên nhân làm giảm khả năng phản xạ ánh sáng của biển băng, đồng nghĩa với việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao.
Theo nguyên lý của hiệu ứng Suất phản chiếu (Albedo), khi Mặt Trời chiếu xuống băng tuyết, băng sẽ phản chiếu ánh sáng và một phần nhiệt lượng sẽ tỏa lên không trung. Lớp băng càng dày, màu càng trắng thì mức độ phản chiếu càng mạnh, thậm chí mạnh gấp đôi tầng băng mỏng và gấp 10 lần mặt nước, và lượng nhiệt tỏa lên sẽ nhiều hơn. Do đó, khi tầng băng trở nên mỏng đi hay tan thành nước, sức phản chiếu ánh sáng sẽ giảm và Trái Đất sẽ phải hấp thu nhiều năng lượng Mặt Trời hơn.
Từ các lập luận khoa học gắn liền với thực tiễn nói trên, các chuyên gia đi đến kết luận tan chảy và hóa đen băng Bắc Cực vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của hiện tượng Trái Đất ấm lên. Các núi băng ở Bắc Cực đang tan chảy với tốc độ chóng mặt, kéo theo mực nước biển dâng cao, thu hẹp môi trường sống của các loài sinh vật tại đây và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân ven biển.
Một nghiên cứu của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố hồi tháng 10/2013 cho thấy biển băng Bắc Cực đang tiếp tục giảm mạnh về số lượng và các lớp băng tại đây cũng trở nên mỏng đi nhanh hơn so với các vùng khác.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
