Máy ấp trứng dùng nước nóng
Anh Trịnh Quốc Tuấn, tại xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã chế tạo máy ấp trứng dùng nước nóng. Đã có gần cả trăm máy này được bán cho người chăn nuôi ở các tỉnh.
Anh Tuấn đã tận dụng vỏ máy lạnh (hỏng) có khả năng giữ nhiệt tốt để làm vỏ máy. Bên trong gồm các khay để trứng, hệ thống cấp nước ấm (37 độ C) bằng các ống kim loại bố trí xung quanh khay trứng và kết nối với hệ thống bơm mini tuần hoàn.
Anh Tuấn đang giới thiệu chiếc máy ấp trứng do mình chế tạo. (Ảnh: Thái Ngọc)
Nước ấm được đun bằng điện và điều chỉnh bởi cảm ứng nhiệt – khi nhiệt độ không đủ, nước sẽ tự động được đun lên đủ và ngắt. Trong trường hợp không có điện lưới có thể dùng bình ắc quy 12V đã đủ cho máy hoạt động. Nước ấm có thể được đun ở ngoài và đưa vào hệ thống trữ. Ngoài ra trong máy còn có bộ phận tạo và kiểm soát độ ẩm tự động.
Một máy ấp từ 200 – 300 trứng/lần, có giá khoảng 2 triệu đồng. Máy từ 800 – 1.000 trứng có giá khoảng 4,5 triệu đồng.
Hiện nay đã có gần cả trăm máy này được bán cho người chăn nuôi ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
