Máy bay bí ẩn gây đồn đoán Mỹ triển khai vũ khí không gian

Các chuyến bay của phi cơ vũ trụ X-37B là một trong những sứ mệnh bí mật nhất từng được Mỹ tiến hành kể từ Thế chiến II.

Chiếc máy bay bí ẩn X-37B ngày 7/5 lần đầu tiên hạ cánh xuống Florida, Mỹ sau khi lập kỷ lục 718 ngày bay trên quỹ đạo. Không quân Mỹ cho biết X-37B được phát triển để thử nghiệm công nghệ tái sử dụng phương tiện vũ trụ, nhưng thời gian ở trên không gian lâu kỷ lục của nó làm dấy lên giả thuyết cho rằng X-37B là một loại vũ khí bí mật của Mỹ, theo Sun.

Dự án X-37B được Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ra mắt năm 1999, sau đó chuyển giao cho Cơ quan nghiên cứu các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 2003. Chiếc X-37B đầu tiên được phóng lần đầu vào năm 2006.

Sau khi được chuyển cho DARPA, X-37B trở thành dự án mật, tất cả chi tiết của nó đều được giữ kín tuyệt đối, các sứ mệnh của nó chưa bao giờ được tiết lộ công khai.


X-37B sau khi hạ cánh xuống Trung tâm Vũ trụ Kennedy sáng 7/5. (Ảnh: USAF).

Có tin đồn cho rằng đây là bước đầu trong kế hoạch quân sự hóa không gian của Mỹ. X-37B có thể được triển khai như vũ khí trực chiến trên không gian, được thiết kế để tiêu diệt vệ tinh của đối phương. Nó cũng có thể trở thành bệ phóng để ném bom hoặc vũ khí động năng đến bất kỳ vị trí nào trên Trái Đất.

Năm 2010, một số nhà thiên văn nghiệp dư tuyên bố đã tìm ra manh mối cho thấy loại máy bay vũ trụ này đang thực hiện hoạt động trinh sát, khi phát hiện nó bay qua cùng một khu vực với tần suất 4 ngày một lần, đặc điểm thường thấy ở các vệ tinh trinh sát của Mỹ.

Năm 2015, trang Global Security nhận định mục đích chính của X-37B là theo dõi Trung Quốc, đặt lãnh đạo nước này vào thế bất lợi, nhưng không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào để chứng minh.

Lầu Năm Góc bác bỏ những giả thuyết này, nhưng cũng rất kín tiếng về X-37B. Tuy nhiên, Gary E. Payton, Thứ trưởng không quân phụ trách các chương trình không gian, từng nói rằng X-37B "không có khả năng tấn công", nhưng không giải thích rõ hơn.


Một nguyên mẫu X-37B trở về Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 23/12/2024
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 21/12/2024
Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Đăng ngày: 02/12/2024
Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời

Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời

Nếu chế tạo được tàu vũ trụ di chuyển với vận tốc ánh sáng 1.080 triệu km/h, con người có thể khám phá những hành tinh xa xôi trong hệ Mặt Trời chỉ trong phút chốc.

Đăng ngày: 13/10/2024
Hệ Mặt Trời là gì?

Hệ Mặt Trời là gì?

"Hệ Mặt Trời" (Thái Dương Hệ) là "một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời".

Đăng ngày: 24/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News