Máy bay chở khách sẽ chạy bằng mùn cưa và rơm?
Trong tương lai, những chiếc máy bay chở khách trên khắp thế giới sẽ có khả năng sử dụng nhiên liệu được chiết xuất từ mùn cưa hoặc rơm thay cho xăng như hiện tại.
Với mục tiêu, tạo ra các nguồn nhiên liệu thay thế giá rẻ và thân thiện với môi trường, các nhà khoa học Pháp đã xây dựng một dự án mang tên "ProBio3", chính thức được khởi động hồi tháng 7 vừa qua với nguồn tài trợ từ Chương trình khuyến khích tăng trưởng kinh tế của chính phủ Pháp.
Trong đó, các nhà khoa học sẽ tận dụng những nguyên liệu truyền thống như mùn cưa và rơm vốn được sử dụng làm "giường" cho ngựa để biến thành một loại nhiên liệu sinh học mới với tỷ lệ sử dụng 50/50 cùng xăng dầu.
Giáo sư Carole Molina-Jouve tại Viện Khoa học Ứng dụng quốc gia Toulouse của Pháp (INSA) nhận định: "Trong tương lai, các thế hệ máy bay sẽ hoạt động nhờ nguồn nhiên liệu được chiết xuất từ rác thải nông nghiệp và lâm nghiệp".
Trong tương lai, các thế hệ máy bay sẽ sử dụng
nguồn nhiên liệu được chiết xuất từ mùn cưa và rơm
Chiến dịch sử dụng các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ gỗ và rơm được xem là động thái mới nhất của giới khoa học trong hành trình phát triển nhiên liệu sinh học không chỉ giúp giảm chi phí mà còn bảo vệ môi trường sinh thái.
Song từ trước tới nay, giới chuyên gia mới chỉ tập trung vào sản xuất các nguồn nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ nông nghiệp, dấy lên mối lo ngại về khả năng thế giới thiếu hụt nguồn cung lương thực dưới tác động của hạn hán tại nhiều khu vực trên toàn cầu trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, Airbus - hãng sản xuất máy bay của châu Âu lại tin rằng những mẩu gỗ thừa và chất thải nông nghiệp sẽ trở thành nguồn nhiên liệu thay thế trong tương lai.
Với mức kinh phí tài trợ 24,6 triệu euro (32,1 triệu USD) trong vòng 8 năm, các nhà khoa học Pháp dự định xây dựng dự án ProBio3 thành một chuỗi sản xuất dầu khử thành phần hydro - cacbon - loại nhiên liệu sinh học đã được Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ASTM cấp phép sử ụng cho ngành hàng không cùng nhiên liệu dầu hỏa.
Việc sử dụng nhiên liệu chiết xuất từ gỗ và rơm nghe có vẻ "kỳ lạ" khi chúng được bơm vào các khoang động cơ với mức nhiệt độ lên tới 1.600 độ C. Song các nhà nghiên cứu đã tìm ra được giải pháp cho vấn đề này nhờ một quy trình sản xuất rất chi tiết và tỉ mỉ.
Đầu tiên, chất thải nông nghiệp và công nghiệp sẽ được phân tách thành đường nhờ các enzyme, sau đó được trộn với các vi sinh vật như men bia, tạo thành chất béo thông qua quá trình lên men hóa học. Cuối cùng, các nhà khoa học sử dụng hydro để xử lý chất béo biến thành loại hydro - cacbon mang những đặc tính giống như nhiêu liệu hóa thạch.
Sản phẩm không cạnh tranh với ngành công nghiệp thực phẩm
Liên minh châu Âu đang lên kế hoạch giới hạn việc sử dụng các sản phẩm nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ nông nghiệp do chính sách phát triển nhiên liệu thay thế của các chính phủ châu Âu đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Dự án "ProBio3" được xem là một phần trong nỗ lực của Liên minh châu Âu vươn tới mục tiêu giảm thiểu lượng khí thải cacbon và đạt sản lượng 2 triệu tấn nhiên liệu sinh học phục vụ ngành hàng không vào năm 2020 tại châu Âu.
Hiện tại mỗi năm, khu vực châu Âu tiêu thụ khoảng 50 triệu tấn dầu hỏa. Do đó ngay trong giai đoạn đầu năm nay, Airbus, Boeing và hãng Embraer của Brazil đã quyết định bắt tay hợp tác để cùng phát triển các nguồn nhiên liệu thay thế.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
