Máy bay năng lượng mặt trời bay xuyên lục địa
Solar Impulse - máy bay năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới của Thụy Sĩ - ngày 25/5 đã hạ cánh an toàn xuống Madrid (Tây Ban Nha), hoàn thành chặng đầu tiên trong chuyến bay xuyên lục địa của mình.
>>> Chuyến đi dài nhất của máy bay năng lượng Mặt Trời
Chuyến bay này là diễn tập cho chuyến vòng quanh thế giới mà máy bay này dự kiến sẽ thực hiện vào năm 2014.
Theo Sky News, phi công Andre Borschberg cất cánh Solar Impulse từ sân bay quân sự Payerne, miền tây Thụy Sĩ lúc 8h24 sáng 24/5 giờ địa phương (13h24 giờ VN). Máy bay đã hạ cánh an toàn xuống Madrid vào sáng sớm 25/5 như đã định.
Solar Impulse cất cánh từ sân bay quân sự Payerne, miền tây Thụy Sĩ ngày 24/5 - (Ảnh: EPA)
Máy bay sử dụng năng lượng mặt trời mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành hàng không, giảm thiểu sự phụ thuộc vào xăng dầu và giúp con người hạn chế lãng phí dầu mỏ, khuyến khích con người sử dụng công nghệ xanh để bảo vệ môi trường.
Theo kế hoạch, nó sẽ dừng tại Madrid ba ngày để kiểm tra kỹ thuật, sau đó bay tới Raba, thủ đô Morocco.
Tính tổng cộng cả chuyến bay xuyên lục địa lần này, Solar Impulse sẽ vượt qua chặng đường dài tới 2.500km.
Nếu thành công, đây sẽ là chặng bay dài nhất của chiếc máy bay không dùng xăng này.
Solar Impulse có sải cánh bằng một chiếc máy bay lớn nhưng nặng cỡ một chiếc ôtô gia đình (khoảng 1.600kg). Nó được gắn 12.000 tấm năng lượng mặt trời để cung cấp cho bốn động cơ điện.
Năm 2010, chiếc máy bay này đã lập nên lịch sử khi trở thành máy bay có người lái đầu tiên bay bằng năng lượng mặt trời. Nó đã bay trên bầu trời Thụy Sĩ liên tục trong 26 giờ 10 phút 19 giây, đồng thời lập kỷ lục về độ cao khi bay ở độ cao 9.235m.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Những hệ thống vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới
Vũ khí quân sự luôn là 1 phương diện để thể hiện sức mạnh của mỗi quốc gia, trong đó có vũ khí hạt nhân. Dưới đây là danh sách những loại vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới.

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương
Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới
Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động
Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh
Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.
