Máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới sắp hoạt động trở lại
Máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới (LHC) của Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) sẽ hoạt động trở lại vào tháng 9 tới. Chi phí sửa chữa máy gia tốc hạt lên tới khoảng 34,7 triệu USD và thời gian sửa chữa kéo dài 1 năm.
Tại buổi họp báo tối 9/2 tại Chamonix, Pháp, đại diện của CERN cho biết LHC sẽ được khởi động lại vào tháng 9 tới và thí nghiệm đầu tiên sẽ được tiến hành vào tháng 10.
Theo chương trình làm việc được ban giám đốc của CERN công bố, các nhà khoa học sẽ có các dữ liệu đầu tiên thu được từ thí nghiệm của LHC phục vụ cho công tác nghiên cứu vào tháng 10/2010. Về nguyên nhân LHC trục trặc, CERN cho biết có sai sót tại ổ nối điện giữa các đoạn cáp siêu dẫn của máy. Tiếp theo trục trặc này, các chuyên gia đã phát hiện thêm hai đầu nối có hiện tượng tương tự.
Trong lần chạy thử đầu tiên ngày 10/9 năm ngoái, bằng 120 nam châm điện cực mạnh hoạt động ở nhiệt độ âm 271,3 độ C các nhà vật lý thuộc CERN đã bắn thành công 33 chùm hạt proton theo chiều kim đồng hồ và sau đó theo chiều ngược lại trong một đường ống của LHC. Đường ống tròn này dài 27km được lắp đặt ở độ sâu 100m ở vùng biên giới Pháp và Thụy Sĩ. Song hai ngày sau đó, LHC đã phải ngừng hoạt động do rò rỉ một lượng lớn khí hêli.
LHC được thiết kế nhằm vén bức màn bí mật về nguồn gốc của vũ trụ. Các nhà khoa học hy vọng qua thử nghiệm cho hai chùm hạt proton chuyển động ngược chiều nhau trong máy gia tốc va chạm ở tốc độ gần với tốc độ ánh sáng có thể tái tạo ở quy mô nhỏ ''Vụ nổ lớn'' (Big Bang) đã tạo nên vũ trụ cách đây 13,7 tỷ năm và từ đó tìm hiểu về vũ trụ.
Chi phí nghiên cứu và chế tạo LHC ước tính 5,46 tỷ USD và công trình này đã kéo dài gần 20 năm./.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
