Mây phóng xạ "độc" tới mức nào?

Trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuất hiện các hàng tít khiến nhiều mọi người không khỏi lo ngại về mức độ ảnh hưởng của mây phóng xạ.Thực chất, mây phóng xạ “độc” tới mức nào?

Các nhà khoa học cho biết, theo thuật ngữ chuyên môn an toàn bức xạ, μSv/h (đọc là micrô sivơ trên giờ) là giá trị đo suất liều bức xạ.

Mây phóng xạ độc tới mức nào?
Ảnh minh họa về mây phóng xạ (Ảnh: VARANS).

Chẳng hạn, trong bản Thông tin tình hình sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhật Bản đăng trên website của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 01/4/2011, giá trị suất liều bức xạ môi trường tại Hà Nội đo được là 0,172 μSv/h (làm tròn là 0,2 μSv/h).

Giả sử, mức phóng xạ này tồn tại suốt 1 tháng ở Hà Nội và cứ cho rằng, bạn ở liên tục ngoài trời suốt 24g thì bạn sẽ nhận được một liều phóng xạ (liều tích lũy) là: 0,2 μSv/h x 24 giờ x 30 ngày = 144 μSv. Đối với con người, đây là giá trị liều rất nhỏ vì chỉ một lần chụp X-Quang, cơ thể của bạn đã nhận liều phóng xạ tới 610 µSv.

Theo tài liệu Bức xạ trong đời sống hàng ngày (Radiation in Daily Life) do Bộ Khoa học và Công nghệ Nhật Bản xuất bản thì: 10.000 μSv là liều mà trung bình mỗi người dân Braxin nhận được mỗi năm (do phông môi trường ở đây cao); 400 μSv là liều nhận được sau mỗi chuyến bay khứ hồi Tokyo – New York; 600 μSv là liều nhận được mỗi lần chụp X-quang dạ dày; 50 μSv là liều nhận được mỗi lần chụp X-quang ngực.

Ngày 13- 14/4 tại TP Phan Rang, UBND tỉnh Ninh Thuận và Tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước Rosatom (Liên bang Nga) đã phối hợp tổ chức diễn đàn đối thoại “Tỉnh Ninh Thuận với ngành năng lượng nguyên tử: Sự đón nhận của xã hội về năng lượng nguyên tử, các khía cạnh kinh tế và xã hội trong tương lai phát triển của tỉnh Ninh Thuận”. Tham dự hội thảo có đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga Andrei Grigorievich Kovtun.

Ông Sergei Alexandrovich Boyarkin - giám đốc chương trình Tập đoàn Rosatom - đã giới thiệu các nguyên tắc để đảm bảo an toàn cao nhất trong xây dựng và vận hành lò phản ứng hạt nhân như: phòng tuyến sâu để ngăn ngừa các trục trặc có thể xảy ra; kiểm tra và phát hiện các sự cố có khả năng xảy ra; quản lý sự cố, tránh rủi ro, rò rỉ phóng xạ ra bên ngoài...

Tại diễn đàn, các chuyên gia Tập đoàn Rosatom cũng đưa ra những phân tích và giải trình từ việc chọn địa điểm xây dựng nhà máy, nghiên cứu kỹ về địa chất, khoảng cách đảm bảo an toàn khi có sự cố động đất hay sóng thần đến nghiên cứu, khảo sát kỹ các điểm đứt gãy trước khi khởi công xây dựng.

Hôm nay (14-4), Tập đoàn Rosatom sẽ giới thiệu các kinh nghiệm về tuyên truyền xã hội khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Nga, các chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ cho ngành năng lượng nguyên tử tương lai của VN. Đồng thời tổ chức một giờ học mở cho học sinh phổ thông ở TP Phan Rang về năng lượng nguyên tử.

 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News