Máy thăm dò tầng điện li đầu tiên xuất hiện tại Tomsk

Các nhà khoa học trường Đại học Tomsk đã thiết kế loại máy thăm dò tầng điện li độc đáo mà thế giới chưa có. Radar siêu nhanh sẽ cho phép trong vòng vài giây nắm hàng loạt dữ liệu về tình trạng các tầng khí quyển trên của Trái đất, làm tăng chất lượng dự báo thời tiết và đảm bảo liên lạc vô tuyến đáng tin cậy.

Tầng điện li - vỏ phía trên của hành tinh - tác động mạnh tới sự truyền sóng radio. Nhiễu tầng điện li ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động viễn thông. Các tín hiệu có thể ổn định ở một điểm của Trái đất vào trước buổi trưa, nhưng tới chiều tối chúng đột nhiên biến mất hoặc bị nhiễu.

Máy thăm dò tầng điện li kỹ thuật số có nhiệm vụ hỗ trợ tránh yếu tố này: dữ liệu mà máy thu thập rất quan trọng đối với phát thanh truyền hình, hoạt động của cơ quan quân sự và lực lượng an ninh. Ông Maxim Pikalov, giảng viên Khoa Vật lý học vô tuyến điện Đại học Liên bang Tomsk, một thành viên nhóm sáng chế đã trả lời phỏng vấn đài Sputnik. Theo ông, máy thăm dò tầng điện li sẽ gợi ý những tần số và thời gian làm việc tốt nhất.

“Càng có nhiều thiết bị được triển khai trên lãnh thổ, dự báo thông số tầng điện li sẽ càng chính xác hơn, cho phép lập lịch phát sóng chất lượng. Ví dụ, ở tần số này ban ngày có liên lạc, nhưng ban đên tín hiệu bị đứt quãng do các thông số tầng điện li thay đổi. Sóng ở tần số này không được phản xạ và thoát vào không gian. Cần chuyển sang tần số khác. Tầng điện li chính là bộ cộng hưởng hắt các sóng vô tuyến trở lại mặt đất".

Ở Tomsk, máy thăm dò tầng điện li đã làm việc trong bán kính 100km xung quanh thành phố. Nhờ nó mà lần đầu tiên hoạt động quan sát tầng điện li được tự động hóa, không cần người điều khiển thiết bị. Khác với các thiết bị tương tự hiện nay về cơ bản đều là bán kỹ thuật số, máy thăm dò của Tomsk sử dụng hoàn toàn kỹ thuật số. Khả năng làm việc của thiết bị được nâng cao: có tốt độ nhanh nhất, cho phép thu thập các dữ liệu chính xác hơn và chụp ảnh ba chiều tầng điện ly. Radar chỉ cần một giây là thiết lập được phiên liên lạc. Như vậy, không chỉ cho phép xác định chính xác những thay đổi trong tầng điện li mà còn giảm thiểu tác động của thiết bị tới phông điện từ, chuyên gia cho biết.

“Tồn tại khái niệm "môi trường điện từ": có nghĩa chúng ta không cản trở các trạm phát sóng trong băng tần này. Tất cả diễn ra quá nhanh nên hầu như không thể phát hiện bức xạ. Truyền hình và phát thanh sử dụng các dải sóng ngắn, thiết bị của chúng tôi không ảnh hưởng tới hoạt động phát sóng. Đây là điều quan trọng”.

Cơ quan khí tượng thủy văn Nga đã bày tỏ quan tâm tới phát minh. Thiết bị mới thăm dò tầng điện li cho phép đưa ra dự đoán chính xác và nhanh chóng về các tác động năng lượng mặt trời và từ trường. Có kế hoạch sẽ triển khai các thiết bị này ở vùng ngoại ô Moskva vào đầu năm 2015. Theo các tác giả sáng chế, khả năng cung cấp thiết bị cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga và một số viện nghiên cứu chuyên ngành cũng đang được thảo luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Đăng ngày: 15/02/2025
Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ v&agrave

Đăng ngày: 11/02/2025
Giấy - Ra đời và phát triển

Giấy - Ra đời và phát triển

Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

Đăng ngày: 11/02/2025
12 phát minh

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla

"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

Đăng ngày: 31/12/2024
20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Đăng ngày: 27/12/2024
Chiếc la bàn cổ nhất

Chiếc la bàn cổ nhất

Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.

Đăng ngày: 26/12/2024
Những phát minh vĩ đại của người Ai Cập cổ đại

Những phát minh vĩ đại của người Ai Cập cổ đại

Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã hình thành từ cách đây hàng ngàn năm và là một trong những nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử.

Đăng ngày: 18/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News