Máy thu hoạch lạc liên hoàn
Máy thu hoạch lạc THL - 02 do Tiến sĩ (TS) Đỗ Hữu Khi và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn thiết kế, chế tạo.
Máy thu hoạch lạc được chế tạo nhằm giải quyết vấn đề cơ giới hóa đồng bộ với máy gieo lạc đa năng cũng do Viện Cơ điện nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch nghiên cứu, chế tạo trước đó.
Máy thu hoạch lạc hoạt động trên đồng ruộng. Ảnh: Thái Ngọc
Máy hoạt động theo nguyên lý liên hoàn các công việc thu hoạch lạc cùng một lúc, gồm các bộ phận: đào gốc, nhổ, thu gom, giũ đất, bứt củ, làm sạch rác và đóng bao. Thân cây sau khi tuốt được giữ nguyên, không bị gãy và được phơi thẳng hàng trên mặt đất, tiện lợi cho việc thu gom.
Các thông số kỹ thuật của máy không thua kém so với máy cùng loại nhập của Đài Loan, trong khi giá thành chỉ khoảng 170 triệu đồng (máy của Đài Loan khoảng 600 triệu đồng). Với chiếc máy này, chỉ cần bốn người là có thể thu hoạch, đóng bao 1 ha đậu lạc trong khoảng 5 giờ.

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Sự ra đời và phát triển của ô tô
Ô tô, trước hết là một vấn đề về động cơ. Vì cái xe chở đồ do Nicolas Joseph Cugnot sáng chế năm 1770 đáp ứng đúng nghĩa, theo nguyên nghĩa của từ automobile (xe chạy tự động), tức là ô tô, nhưng có lẽ vô ích ghi vào danh mục vô vàn cái xe chạ

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và
