Mẹ chết, tê giác con không chịu ngủ một mình
Một chú tê giác không chịu ngủ một mình sau khi thấy cảnh mẹ nó bị những tay săn trộm sát hại tàn nhẫn để lấy sừng. Hành động này làm tan chảy trái tim các cán bộ tại trung tâm chăm sóc những loài nguy cấp.
Chú tê giác Gertjie được giải cứu từ rừng sâu vào hôm 7/5 bởi các nhân viên Trung tâm Động vật nguy cấp Hoedspruit (HESC) ở Nam Phi khi nó đang nằm bên xác mẹ.
Hiện nó đã gần 4 tháng tuổi, đang xây dựng nếp sống mới để hòa nhập với sinh hoạt hằng ngày. Điều đặc biệt là con tê giác này không thể ngủ một mình nếu không có ai ở bên vuốt ve, trò chuyện.
Tê giác mồ côi gối đầu lên chân nhân viên chăm sóc
Các nhân viên trung tâm cho biết lúc được giải cứu, con tê giác con không muốn rời thi thể mẹ và liên tục “quấy khóc” trước khi được tiêm thuốc an thần và chuyển đến HESC. Gertjie trải qua đêm đầu tiên ở trung tâm với một bảo mẫu và một con cừu hiền lành tên Skaap. Con cừu có vai trò như “người mẹ thay thế”. Từ đó, tê giác mồ côi không thể ngủ một mình. Gertjie có sở thích dụi mũi vào chân nhân viên chăm sóc nó. Thậm chí, Gertjie còn nằm xuống sàn, gối đầu lên chân bảo mẫu.
Sau hơn một tháng, Gertjie dần lấy lại tinh thần và tự tin hơn xưa. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên ở trung tâm chăm sóc động vật có nguy cơ tuyệt chủng vẫn thay phiên nhau trông nom tê giác con mỗi 3 giờ và ngủ bên cạnh phòng nó để đảm bảo thức ăn được cung cấp đều đặn. Trung tâm này cũng đã cài camera giúp mọi người có thể xem Gertjie trải qua một ngày mới với những hoạt động lành mạnh như đi bộ đường dài, tắm bùn và gặm cỏ.
Hiện trung tâm động vật nguy cấp này đang kêu gọi các nguồn tài trợ sữa cho chú tê giác con do nhu cầu nó ngày càng lớn. Tê giác chỉ cai sữa hoàn toàn khi đủ 15-18 tháng tuổi, vì vậy các nhân viên cho biết Gertjie sẽ được chăm sóc tại HESC cho đến khi nó sẵn sàng bước vào một trung tâm bảo tồn động vật hoang dã.
Trong năm 2013, khoảng 1.004 con tê giác ở Nam Phi bị bắn chết để lấy sừng. Với tốc độ săn bắn tê giác như hiện nay, dự đoán đến năm 2026, loài này sẽ tuyệt chủng.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".
