Mẹ Tự nhiên là thủ phạm xóa sổ một nửa băng Bắc Cực
Những biến đổi tự nhiên ở Thái Bình Dương có thể là nguyên nhân khiến một nửa số băng tan tại Bắc Cực trong những thập kỷ gần đây.
Giới khoa học trước đây cho rằng các hoạt động của con người là thủ phạm khiến băng Bắc Cực tan chảy với tốc độ kỷ lục. Tuy nhiên, báo cáo của các nhà khoa học Mỹ vừa đăng trên tạp chí Nature Climate Change cho thấy các biến đổi tự nhiên là nguyên nhân khiến 30-50% lượng băng ở Bắc Cực biến mất kể từ năm 1979, theo Reuters.
Lượng băng của Bắc Cực ở mức thấp kỷ lục trong năm thứ hai liên tiếp, theo các nhà khoa học thuộc Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ. (Ảnh: Reuters).
Theo số liệu gửi về từ vệ tinh, lượng băng Bắc Cực đang giảm đáng kể và đạt mức thấp kỷ lục vào tháng 9/2012, thời điểm cuối hè ở Bắc Cực. Giữa tháng 3 năm nay, lượng băng đang ở mức thấp nhất khi so sánh với cùng kỳ năm 2015 và 2016.
Nghiên cứu cho thấy hiện tượng sự ấm lên kéo dài hàng thập kỷ tại Bắc Cực có thể liên quan đến những biến đổi tự nhiên ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương.
"Nếu biến đổi tự nhiên này ngừng lại hoặc đảo chiều trong tương lai gần, chúng ta sẽ thấy băng tan chậm lại, thậm chí còn dày lên", Qinghua Ding, tác giả chính của nghiên cứu ở Đại học California tại thành phố Santa Barbara, Mỹ, cho biết.
Tuy nhiên, trong dài hạn, khí nhà kính do con người tạo ra sẽ trở thành thủ phạm chính gây tan băng Bắc Cực, theo Ding. "Câu hỏi không còn là nếu, mà là khi nào băng Bắc Cực sẽ tan hết vào mùa hè", Ed Hawkins ở Đại học Reading, Anh, chia sẻ.
Eo biển Eureka ở đảo Ellesmere ở Bắc Cực thuộc Canada trong một bức ảnh khảo sát của NASA ngày 25/3/2014. (Ảnh: Reuters).
Băng tan ở Bắc Cực đang ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân bản địa và gây hại cho các loài động vật hoang dã như gấu trắng và hải cẩu, nhưng đồng thời cũng mở rộng khu vực khai thác dầu, khí đốt và các tuyến hàng hải.
Năm 2013, một báo cáo của các nhà khoa học về khí hậu của Liên Hiệp Quốc cho biết ảnh hưởng của con người "có khả năng đóng góp" đến việc băng tan ở Bắc Cực, nhưng không đưa ra ước tính chính xác. Theo báo cáo, đến giữa thế kỷ, băng sẽ tan hết nếu lượng phát thải tiếp tục tăng lên.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới
Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Hiện tượng La Nina là gì?
La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Bí ẩn về hồ Baikal - Hồ nước lớn nhất thế giới
Hồ Baikal là hồ nước ngọt có một không hai trên thế giới nằm ở phía Đông Siberia (LB Nga) rộng 31.722 km² với độ sâu trung bình là 744m.

Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào.

Thời kỳ “tiểu băng hà” là nguyên nhân của dịch bệnh, các đế chế sụp đổ và di cư
Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu đang cân nhắc đến một loại khác của tình trạng biến đổi khí hậu—một thời kỳ tiểu băng hà—mà họ nói đã khiến một số đế chế ở Á-Âu, bao gồm đế chế La Mã, lụi tàn hoặc sụp đổ
