Mì ăn liền "đe dọa" đỉnh núi cao nhất Hàn Quốc

Ngọn núi cao nhất Hàn Quốc Hallasan, đang phải đối mặt với đe dọa về môi trường từ một nguyên nhân không ngờ tới: mì ăn liền.

Theo một thông cáo báo chí, cơ quan quản lý ngọn núi này đã khởi xướng một chiến dịch kêu gọi những người đi bộ đường dài không đổ nước dùng mì ăn liền lên núi hoặc xuống suối để bảo vệ “môi trường trong sạch”.

Ngọn núi cao 1.947m này là "nóc nhà" Hàn Quốc và nằm ở hòn đảo du lịch nổi tiếng Jeju. Địa điểm này thu hút số lượng lớn người đi bộ đường dài và việc mang theo mì ăn liền để "tiếp sức" trên chặng đường rất phổ biến.


Mì ăn liền là món ăn phổ biến của dân leo núi đường dài ở Hàn Quốc. (Ảnh minh họa: Korea Times)

Cơ quan quản lý dựng nhiều biểu ngữ với nội dung kêu gọi bảo tồn ngọn núi trong sạch cho thế hệ tương lai, và yêu cầu dân leo núi chỉ nên sử dụng một nửa lượng nước khi nấu mì ăn liền.

Lý do nước mì ăn liền gây hại cho môi trường, theo cơ quan này là do hàm lượng muối cao, đe dọa các loài thủy sinh, làm ô nhiễm đất.

Theo truyền thông Hàn Quốc, những khu vực nghỉ ngơi trên núi cấm bán hàng và nấu ăn, nhưng dân leo núi vẫn mang theo bình nước nóng để tự nấu mì. Do lượng người leo núi đông, các thùng rác có sẵn trên núi chỉ chứa được chất thải rắn, chứ không đủ chứa nước mì thừa, khiến nhiều người đổ thẳng xuống đất hoặc toilet.


Hallasan là đỉnh núi cao nhất Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap)

Chiến dịch "chống nước mì" trên núi Hallasan đang nhận được nhiều ý kiến ủng hộ trên mạng xã hội. Nhiều người yêu cầu cấm hẳn việc mang đồ ăn lên núi, tương tự như chính sách ở nhiều ngọn núi khác.

Cảnh sát Jeju kiểm tra quy mô lớn vào hôm 25/6, sau nhiều khiếu nại của người dân liên quan đến hành vi của khách du lịch trên đảo. Theo nhà chức trách, 9 du khách nước ngoài đã bị phạt tiền tại chỗ vào ngày đầu tiên áp dụng biện pháp kiểm soát mới.

Núi Hallasan là một phần của di sản Đảo Núi lửa Jeju và Ống dung nham được UNESCO công nhận. Theo thống kê của chính phủ Hàn Quốc, năm ngoái có 923.680 lượt khách đã đến thăm thắng cảnh này.

Trong khi đó, trào lưu ăn mì ăn liền khi leo núi đang ngày càng trở nên phổ biến ngay cả bên ngoài nước này, khi loại mì ramyun nổi tiếng của Hàn Quốc thậm chí còn được bán trên đỉnh Matterhorn, Thụy Sĩ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Miền Bắc sắp đón thêm một đợt không khí lạnh mới, nhiệt độ giảm mạnh

Miền Bắc sắp đón thêm một đợt không khí lạnh mới, nhiệt độ giảm mạnh

Trong đợt không khí lạnh sắp tới, nhiệt độ ở miền Bắc tiếp tục giảm mạnh xuống ngưỡng rét đậm, rét hại.

Đăng ngày: 13/05/2025
Hố xanh khổng lồ được phát hiện: Con người chưa đủ khả năng khám phá!

Hố xanh khổng lồ được phát hiện: Con người chưa đủ khả năng khám phá!

Hố xanh Taam Ja' sâu ít nhất 420 m dưới mực nước biển và có thể kết nối với một hệ thống hang động và đường hầm ẩn.

Đăng ngày: 11/05/2025
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 10/05/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News