Miếng dán theo dõi sinh hiệu

Đó là tiện ích được phát triển bởi nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trường Imperial College ở London (Anh). Thiết bị kỹ thuật số này nhỏ gọn như một miếng băng dán trên da, liên tục đo các chức năng của bệnh nhân như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ.

Miếng dán theo dõi sinh hiệu
Miếng dán theo dõi sinh hiệu

Theo Giáo sư Chris Toumazou thì khi bệnh nhân nhập viện nhưng không cần phẫu thuật, chưa được xác định là trường hợp khẩn cấp thì cứ mỗi 4 giờ mới được theo dõi sinh hiệu một lần. Quy trình này chưa hoàn hảo vì diễn biến xấu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Vì vậy, miếng dán kỹ thuật số liên tục theo dõi sinh hiệu bệnh nhân sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng nhanh chóng nhận ra các tín hiệu bất thường và có cách xử lý thích hợp ngăn ngừa biến chứng.

Đó là tiện ích được phát triển bởi nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trường Imperial College ở London (Anh). Thiết bị kỹ thuật số này nhỏ gọn như một miếng băng dán trên da, liên tục đo các chức năng của bệnh nhân như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ.

Dữ liệu thu thập qua miếng dán trên cơ thể bệnh nhân được truyền đến một máy thu nhỏ gắn trên tường gần với giường người bệnh, rồi chuyển tiếp đến phòng trực của nhân viên y tế. Thiết bị này cũng cung cấp các tùy chọn để chỉ theo dõi một vài sinh hiệu riêng biệt như nhịp tim, nhịp thở… của một số trường hợp riêng biệt. Khi đọc được những tín hiệu bất thường nó sẽ nhanh chóng đưa ra cảnh báo.

Thiết bị theo dõi đã được thử nghiệm tại Bệnh viện St Mary ở London trên 50 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật hoặc không thuộc trường hợp khẩn cấp. Hiệu quả của loại thiết bị mới được so sánh với máy MP 30 thông dụng có chức năng theo dõi trực tiếp. Theo đó, dữ liệu miếng dán thu thập được một cách chính xác nhưng rất cơ động giúp các nhân viên y tế theo dõi dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chi phí của miếng dán kỹ thuật số loại này cũng rất rẻ vì chỉ chưa đến 35 bảng Anh so với máy MP 30 có giá hàng ngàn bảng mà lại cồng kềnh.

Tiến sĩ Kahmal Ahmed - một trong số các nhà khoa học tham gia thử nghiệm - nhận định miếng dán theo dõi sinh hiệu giúp bệnh nhân thoải mái hơn hẳn loại máy móc truyền thống, đặc biệt là các bệnh nhân trước và sau phẫu thuật.

Theo báo Daily Mail thì miếng dán theo dõi sinh hiệu kỹ thuật số này đã được các cơ quan chức năng cho phép sử dụng tại Mỹ và Anh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News