Miệng núi lửa rộng 1500km trên sao Hỏa có thể có sự sống
Nhà vật lý Brian Cox cho biết, sao Hỏa hiện trông giống như một sa mạc đá, có thể đã từng là một thiên đường thực sự với thác nước và dòng sông.
Trong loạt phim hoàn toàn mới khám phá lịch sử hệ Mặt Trời của chúng ta trong 4,5 tỷ năm qua, giáo sư Brian Cox đã tiết lộ rằng cuộc sống ngoài Trái Đất có thể ẩn náu trong một miệng núi lửa rộng 1500km trên sao Hỏa.
Sao Hoả từng có sự sống tồn tại và hiện giờ vẫn có nhưng theo hình thức khác.
Nhà vật lý này cho biết: “Phần lớn nước của sao Hoả đã bốc hơi và thoát ra ngoài không gian, chỉ để lại dấu vết nhỏ trên băng giá trên khắp hành tinh. Có một miệng núi lửa trên sao Hỏa gọi là Hellas Basin, có chu vi khoảng 1.500km và sâu đến 9km”.
Brian Cox cho rằng khả năng vi khuẩn ẩn nấp trên bề mặt núi lửa này do áp suất không khí cao trong lưu vực miệng núi lửa cho phép nước lỏng tồn tại.
“Áp suất không khí ở dưới đó rất cao, có thể tồn tại nước lỏng, vì vậy tôi cho rằng khó có thể tưởng tượng được các vi khuẩn mọc lên từ sâu bên dưới bề mặt núi lửa để đắm mình dưới ánh Mặt Trời giữa trưa trước khi chui xuống bên dưới để sống sót sau cái lạnh của đêm sao Hỏa”, Brian Cox nhấn mạnh.
3,5 tỷ năm trước sao Hỏa có bầu khí quyển giàu khí nhà kính. Điều này được cho là đã làm cho các dòng sông của sao Hoả bốc hơi vào không gian, chỉ để lại dấu vết, đóng băng trong các mảng trên khắp hành tinh, nơi các nhiệm vụ tiếp tục tìm kiếm những dấu hiệu đầu tiên của sự sống ngoài Trái Đất.