Mộ nữ hoàng tuyệt sắc Ai Cập có thể hé lộ nhiều bí mật

Cho đến nay, cuộc đời cũng như nơi yên nghỉ của nữ hoàng Ai Cập Nefertiti vẫn nằm trong vòng bí mật, thôi thúc các nhà khảo cổ đi sâu tìm hiểu.

Mộ nữ hoàng tuyệt sắc Ai Cập có thể hé lộ nhiều bí mật
Tượng nữ hoàng Nefertiti được tìm thấy năm 1912. (Ảnh: Corbis.)

Theo National Geographic, Nefertiti kết hôn với một trong những pharaoh lập dị nhất ở Ai Cập thời cổ đại. Nhưng sau khi chồng chết, bà chính thức nắm quyền cai trị Ai Cập như một người đàn ông. Nếu các nhà nghiên cứu tìm thấy ngôi mộ của bà, những gì ẩn giấu bên trong có thể sẽ làm thay đổi lịch sử Trung Đông.

Đầu thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên, ở thời kỳ đỉnh cao của triều đại thứ 18, pharaoh quyền lực tên Amenhotep III trị vì Ai Cập trong hơn 4 thập kỷ. Sau khi ông qua đời, con trai kiêm người thừa kế của ông, Amenhotep IV lên ngôi.

Mộ nữ hoàng tuyệt sắc Ai Cập có thể hé lộ nhiều bí mật
Nữ hoàng Nefertiti (bên phải) và vua Akhenaten, đang chơi với ba trong số 6 người con gái. (Ảnh: Kenneth Garrett).

Vua Amenhotep IV phá tan các đền thờ cùng tượng thần Amun và bắt đầu thờ thần Aten. Ông chuyển thủ đô đến sa mạc phía tây tên Akhetaten. Ông cũng đổi tên từ Amenhotep thành Akhenaten và cách mạng hóa nghệ thuật của Ai Cập theo phong cách hiện thực. Nhà vua miêu tả chính ông với chiếc bụng to tròn chứ không phải hình tượng một pharaoh trẻ khỏe mạnh.

Nữ hoàng Nefertiti mang vẻ ngoài tuyệt sắc là vợ chính thức của Akhenaten. Bà được biết đến vào năm 1912 thông qua một bức tượng bán thân bằng đá vôi sơn màu nằm lẫn trong những tàn tích thuộc thời Akhetaten.

Các ghi chép trong lịch sử không nhắc đến việc giữa Nefertiti và Akhenaten có một người con trai. Nhưng họ có sáu người con gái: Meritaten, Meketaten, Ankhesenpaaten, Neferneferuaten Tasherit, Neferneferure, và Setepenre. Có thể một trong những thứ phi của Akhenaten là mẹ của vua Tut, người kế vị Akhenaten.

Mộ nữ hoàng tuyệt sắc Ai Cập có thể hé lộ nhiều bí mật
Một trong những hẻm núi sa mạc phía tây của sông Nile thuộc Thung lũng các vị vua, nơi an táng vua Tutankhamun và có thể cả nữ hoàng Nefertiti. (Ảnh: Kenneth Garrett).

Khi Akhenaten qua đời, Tutankhamun không lên ngôi ngay lập tức. Một người tên là Smenkhkare trị vì Ai Cập trong khoảng hai năm. Nếu Nefertiti là Smenkhkare, điều đó có nghĩa bà được chôn ở Thung lũng các vị vua.

Sau cái chết của Smenkhkare, vua Tutankhamun lên ngôi. Sau đó, đời sống tinh thần của dân Ai Cập chuyển hướng. Các tín hữu từ bỏ thờ thần Aten và quay trở lại thờ thần Amun truyền thống. Vì tên Tut liên quan đến thời kỳ dị giáo của chế độ Akhenaten nên Tut đã đổi tên thành Tutankhamun.

Mộ nữ hoàng tuyệt sắc Ai Cập có thể hé lộ nhiều bí mật
Một bức tượng chân dung cao 40 cm của nữ hoàng Nefertiti. (Ảnh: Kenneth Garrett).

Vua Tut qua đời sau khi cầm quyền chỉ một thập kỷ và chưa có mộ để chôn cất. Các lăng mộ hoàng gia thường có hành lang dài và rất nhiều phòng, khiến việc khoét phòng trên vách đá vôi tại Thung lũng các vị vua mất rất nhiều thời gian. Nhiều khả năng nơi an nghỉ cuối cùng của vua Tut chưa được chuẩn bị.

Có thể xác vị pharaoh trẻ tuổi được đặt trong một ngôi mộ mới hoàn thành một phần và dành cho người khác. Mặt khác, vua Tut có thể được chôn trong mộ của một hoàng thân có cùng tầm vóc đã qua đời trước đó. Và người đó là nữ hoàng Nefertiti, vua Tut đã được chôn cùng với mẹ kế hay cũng chính là mẹ vợ của mình. Theo các sử gia, Tut cưới Ankhesenpaaten, một trong những người con gái của nữ hoàng Nefertiti, khi mới 8 tuổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News