Mô phỏng tai cá kình

Để ghi âm một cách chính xác trong lòng biển là công việc không dễ dàng. Vì vậy các nhà khoa học đã tận dụng nghệ thuật mô phỏng hành vi sinh vật đại dương giúp thu được kết quả cao.

Theo báo Daily Mail, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford (Mỹ) đã thành công với thiết kế theo kiểu cấu trúc tai của loài cá kình đại dương mà kết quả là trong phạm vi 160 decibel, độ sâu không còn là rào cản như trước. So sánh với quãng tám trong âm nhạc thì từ âm thanh muỗi vo ve đến tiếng ồn như voi gầm đều có thể ghi nhận được.

Các loại tai nghe dưới nước hiện nay bị giới hạn với độ sâu làm tăng áp lực cho nên âm thanh mờ nhạt. Vì vậy, thiết bị mới với tên gọi hydrophones (ảnh) với cách thức mô phỏng loài cá kình sẽ là công cụ tốt hơn cho các nhà khoa học. Theo nhà nghiên cứu Onur Kilic thì sự tiến hóa của loài cá kình qua hàng triệu năm đã tối ưu hóa sonar (thu âm dưới nước) sinh học.

Thực ra đối với cả con người lẫn cá kình thì đó là cách cảm nhận sự thay đổi áp lực qua màng tai, ví dụ như đánh lên một cái trống và tai người lấy sóng âm thanh. Tất nhiên môi trường biển khác với môi trường đất liền. Một microphone chỉ có thể ghi nhận sóng âm một cách thông thường trong điều kiện không khí ít biến đổi trên đất liền. Dưới lòng biển không đơn giản như vậy vì cứ mỗi 10 mét chiều sâu thì áp lực tăng lên 1atm, theo đo đạc của các nhà khoa học thì ở nơi sâu nhất thế giới là Challenger Deep trong rãnh Mariana thuộc Thái Bình Dương có áp lực hơn 1.100 lần so với bề mặt trái đất.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu do Onur Kilic đã sáng tạo thiết bị ghi âm chứa bộ cảm biến chống lại áp lực cao nhưng cấu trúc rất mỏng với bề dày chỉ chưa đến 500 nanomet. Sợi cáp quang gắn với thiết bị này sử dụng tia laser sẽ là cách thu âm hợp lý trong môi trường áp suất cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 24/01/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 11/01/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 14/12/2024
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/12/2024
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 24/11/2024
Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Đăng ngày: 07/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News