Mộ Tào Tháo được khẳng định là thật

Lãnh đạo Viện Khảo cổ Trung Quốc khẳng định ngôi mộ cổ được khai quật ở tỉnh Hà Nam vào tháng trước là nơi yên nghỉ của Tào Tháo, nhà quân phiệt lừng danh thời Đông Hán.

Theo China Daily, những chi tiết mới về ngôi mộ và những chứng cứ mà các nhà khảo cổ dùng để chứng minh thân phận Tào Tháo được công bố tại một hội thảo do Viện Khảo cổ Trung Quốc tổ chức sáng nay.

“Phát hiện mộ Tào Tháo là một trong những thành tựu nổi bật nhất của ngành khảo cổ Trung Quốc trong năm 2009”, China Daily dẫn lời Wang Wei, giám đốc Viện Khảo cổ.

Wang nói rằng thân phận của người trong mộ được chứng minh bởi những yếu tố liên quan tới mộ: kích thước, niên đại, độ sâu và các hiện vật được khắc chữ. Theo Wang, các nhà khảo cổ thường căn cứ vào chữ trên các hiện vật để xác định thân phận của người nằm trong những ngôi mộ cổ ở Trung Quốc.

Viện Khảo cổ xác định danh tính Tào Tháo dựa vào những hiện vật mà họ tìm thấy trong mộ. Những hiện vật khác mà giới chức thu giữ từ bọn trộm chỉ được dùng để tham khảo.

Những chữ được khắc trên 8 phiến đá trong mộ miêu tả các vũ khí mà “Ngụy Vương thường sử dụng”. Wang cho rằng đây là những chứng cứ đáng tin cậy nhất.

Một bức chân dung của Tào Tháo trên trang sina.com.cn.

Thông báo của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc về việc tìm thấy mộ Tào Tháo vào ngày 27/12 đã dấy lên làn sóng hoài nghi của các học giả và cộng đồng mạng trên khắp đất nước.

“Ngôi mộ bị xâm nhập trước khi các nhà khảo cổ khai quật nó. Như vậy rất có thể những chứng cứ đã được sắp đặt. Ngoài ra các báo còn nói rằng những bài vị liên quan tới Tào Tháo được thu từ bọn trộm”, Ma Weidu, một nhà sưu tầm cổ vật nổi tiếng tại Trung Quốc, nhận xét.

Trên các diễn đàn, nhiều người đồn đoán hoạt động khai quật ngôi mộ liên quan tới tiền. Họ cho rằng ngôi mộ có thể giúp chính quyền địa phương nhận 400 triệu nhân dân tệ.

“Sự thật là chính quyền địa phương đang có ý định thúc đẩy sự phát triển của những khu vực quanh ngôi mộ. Nhưng các dự án phát triển chỉ nhằm mục đích bảo vệ ngôi mộ bằng cách gây quỹ và thu hút sự chú ý của dư luận”, Liu Qingzhu, một nhà khảo cổ thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nói.

Tào Tháo (155-220) là người lập nên quốc gia hùng mạnh nhất về kinh tế lẫn quân sự trong thời Tam Quốc (208-280). Ông được người đời sau ca ngợi vì tài năng quân sự và chính trị. Những bài thơ của Tào Tháo cũng được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Thậm chí một số bài còn được đưa vào sách văn của học sinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 16/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News