Món cá âm dương nửa sống, nửa chết khiến thực khách "sởn da gà"

Mặc dù là đặc sản nổi tiếng xuất hiện cách đây hơn 2 thập kỷ nhưng cá âm dương "sống dở chết dở" này lại khiến thực khách không khỏi rùng mình vì tính nhân đạo của món ăn.

Được xem là một trong những đặc sản kỳ dị, đáng sợ nhất thế giới, cá âm dương (hay còn gọi là món cá "nửa sống nửa chết") không phải trải nghiệm ẩm thực dành cho những người yếu tim.

Món ăn này được sáng tạo vào đầu những năm 2000 bởi đầu bếp tên là Wang ở thành phố Gia Nghĩa, Đài Loan.

Món ăn này được chế biến từ cá nguyên con (thường là cá chép). Toàn thân cá được rán chín, phủ lớp sốt trong khi phần đầu còn tươi nguyên với miệng và mang vẫn cử động.


Món cá âm dương khiến nhiều người kinh sợ vì cách chế biến tàn nhẫn.

Tận 7 năm sau, món cá âm dương mới bắt đầu xuất hiện nhiều trên các kênh truyền thông Đài Loan và Trung Quốc khi những hình ảnh và video về món ăn này được chia sẻ rầm rộ trên mạng internet.

Nhiều người không khỏi kinh ngạc trước kỹ thuật chế biến đặc biệt của đầu bếp, nhanh đến mức toàn thân thì chín mà miệng và mang cá của phần đầu còn sống vẫn co giật khi được mang lên phục vụ thực khách.

Để chế biến cá âm dương, đầu tiên cần loại bỏ vảy thật sạch mà không làm cá bị thương. Đầu bếp phải thực hiện các thao tác thật nhanh và chính xác. Sau đó, bọc kín đầu cá bằng khăn có chứa đá viên thật lạnh, nhanh chóng chiên phần thân đã tẩm bột ngô trong chảo dầu sôi khoảng 2 phút.

Cuối cùng, cá được đặt cẩn thận trên đĩa, rưới nước sốt chua ngọt ngập phần thân đã chiên giòn để phục vụ thực khách. Đầu bếp đảm bảo rằng cá không còn sống, phần thân đã chín hoàn toàn, những cử động của mang hay miệng chỉ là hiện tượng co thắt thần kinh không kiểm soát.


Món cá "âm dương" gây tranh cãi. 

Tuy nhiên điều này vẫn khiến dư luận và đặc biệt là các nhà hoạt động về quyền động vật không khỏi phẫn nộ. Sau khi hứng chịu làn sóng chỉ trích dữ dội, Wang quyết định bỏ món cá âm dương khỏi thực đơn.

Món ăn này cũng nhanh chóng bị cấm bán không chỉ ở thành phố Gia Nghĩa mà trên toàn lãnh thổ Đài Loan.

Mặc dù vậy, món cá âm dương không biến mất hoàn toàn mà hiện vẫn xuất hiện trong thực đơn ở một số nhà hàng tại Trung Quốc và được phục vụ cho đến tận ngày nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News