Mòng biển rỉa thịt cá voi
Những bầy chim mòng biển háu ăn khiến cảnh tượng cá voi lao lên không trung hay phô diễn chiếc đuôi khổng lồ trên mặt nước trở thành điều xa xỉ đối với những du khách tới Argentina.
Cá voi đầu bò phương nam (Eubalaena australis) ở vùng biển gần bán đảo Valdes của Argentina luôn phải đối mặt với nguy cơ bị chim rỉa thịt mỗi khi chúng ngoi lên mặt nước để thở. Mối họa ấy lớn đến nỗi giới chức địa phương đang xem xét khả năng cho phép người dân săn mòng biển để cứu cá voi, AP đưa tin. Những bãi rác lộ thiên gần các thành phố ngày càng lớn khiến số lượng mòng biển tăng chóng mặt. Ngoài ra, thói quen vứt xác cá xuống biển của ngư dân cũng khiến số lượng mòng biển tăng, bởi chúng có thêm nguồn cung cấp thức ăn.
Mòng biển rỉa thịt cá voi khi chúng ngoi lên mặt nước để thở. (Ảnh: Discovery)
Khoảng 8 năm trước, bầy mòng biển khổng lồ xung quanh thành phố Puerto Madryn nhận thấy chúng có thể kiếm được thịt tươi từ cơ thể những con cá voi đầu bò phương Nam. Do số lượng mòng biển biết thủ thuật tăng theo thời gian, nguy cơ đối với cá voi cũng lớn dần. Bầy mòng biển đợi tới khi cá heo ngoi lên mặt nước để lấy không khí rồi lao xuống và khoan những chiếc lỗ trên thịt cá voi để moi da và mỡ.
“Thực trạng đó khiến chúng tôi cảm thấy lo lắng thực sự, bởi tổn thất mà mòng biển gây nên đối với cá voi tăng theo cấp số nhân”, Marcelo Bertellotti, một nhà bảo tồn của chính phủ Argentina, phát biểu.
Những lỗ thủng do mòng biển tạo ra trên lưng một con cá voi đầu bò
phương nam ở gần bán đảo Valdes của Argentina. (Ảnh: Discovery)
Lũ cá voi buộc phải thay đổi hành vi, thói quen để giảm thiểu nguy cơ bị chim tấn công. Chúng không còn lao vọt lên không trung hay “khoe” phần đuôi khổng lồ như trước kia. Thay vào đó, cá voi chỉ ngoi lên mặt nước trong khoảng thời gian vừa đủ để hít không khí, sau đó chúng nhanh chóng lặn xuống.
Bertellotti tán thành ý tưởng bắn mòng biển để bảo vệ cá voi. Bằng cách tiêu diệt những con chim học được kỹ thuật rỉa thịt cá voi, ông hi vọng những con mòng biển sẽ từ bỏ thói quen ấy.
Một số chuyên gia khác cho rằng chính phủ không nên đổ lỗi cho mòng biển. Sự bùng nổ của chúng chỉ là một trong những hệ quả của tình trạng vứt rác tràn lan. Giảm lượng, tái sử dụng, tái chế rác và lấp những hố rác là những biện pháp có thể hãm đà bùng nổ của mòng biển. Số lượng mòng biển càng nhỏ thì nguy cơ đối với cá voi càng thấp.
“Chúng tôi sẽ khánh thành một số nhà máy phân loại rác thải vào cuối năm nay. Mọi loại rác không thể tái chế trong khu vực bán đảo Valdes sẽ được xử lý một cách phù hợp để chúng tôi có thể giảm nhẹ tác động của những bãi rác lộ thiên”, Eduardo Maza, một quan chức phụ trách môi trường, thông báo.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
