Một loài khủng long mới được phát hiện sau 98 triệu năm

Một nhóm các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra xương của một con khủng long ở giữa vùng hẻo lánh của Úc, bộ xương này sau đó đã được các chuyên gia tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Eromanga giám định rằng đó là một loài mới.

Những nhà cổ sinh vật học đã có một phát hiện "rất thú vị" sau khi đào lên các di tích thời tiền sử vào tuần trước ở vùng hẻo lánh phía tây nam Queensland.

Corey Richards, người quản lý hoạt động của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Eromanga, nói với Daily Mail Australia: "Địa điểm đặc biệt này có một lượng lớn hóa thạch nằm rải rác trên bề mặt trải rộng tới 50 mét. Chúng tôi không biết nó là loại khủng long nào nhưng chúng tôi cho rằng nó là sauropod, đây là một loài khủng long ăn thực vật."

Ông nói thêm, vì không có nhiều xương khủng long được tìm thấy ở Úc, thế nên có khả năng những bộ xương được tìm thấy vào tuần trước "sẽ là một loài hoàn toàn khác".

Ông Richards cũng cho biết việc khai quật hài cốt là một quá trình rất dài. Ông nói: "Chúng tôi bắt đầu di chuyển rất chậm qua những lớp đất chỉ dày khoảng 4 inch. Chúng tôi nghĩ rằng nó có một chiếc cổ dài tương tự như loài khủng long bạo chúa, bên cạnh đó cũng có rất nhiều xương đuôi."

"Vấn đề là chúng tôi thu thập những hóa thạch này từ lòng đất và sau đó phải xử lý chúng trong viện bảo tàng, quá trình đó có thể mất từ ba đến năm năm."

Một loài khủng long mới được phát hiện sau 98 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học đã có một phát hiện "rất thú vị" sau khi đào lên các di tích thời tiền sử vào tuần trước ở vùng hẻo lánh phía tây nam Queensland.

Trong khi đó, loài ốc sên đang đối mặt với tốc độ tuyệt chủng nhanh hơn nhiều so với khi loài khủng long bị xóa sổ, theo một nghiên cứu mới.

Các chuyên gia cảnh báo rằng 1/3 số loài nhuyễn thể có thể chết trong thế kỷ tới - phần lớn là do hoạt động của con người. Con số này nhanh hơn so với sự tuyệt chủng hàng loạt cách đây 66 triệu năm khi 3/4 sự sống trên Trái đất bị hủy diệt sau khi một tiểu hành tinh có kích thước bằng một thành phố đâm vào Vịnh Mexico.

Các nhà khoa học cho biết môi trường sống bị phá hủy, biến đổi khí hậu, khai thác quá mức, ô nhiễm và các loài xâm lấn là những vấn đề chính.

Tiến sĩ Thomas Neubauer, nhà sinh thái học tại Đại học Justus Liebig, Giessen, Đức, cho biết: "Ngay cả khi tác động của chúng ta đối với hệ sinh vật của thế giới (động vật và thực vật) dừng lại, tỷ lệ tuyệt chủng sẽ vẫn ở mức cao trong một thời gian dài.

Loài nhuyễn thể này rất quan trọng đối với hệ sinh thái. Các nhà khoa học cảnh báo rằng nếu không có chúng, một phần ba số loài sẽ biến mất trong thế kỷ tới. Nhiều loài chim, cá và các loài động vật khác ăn ốc sên. Ốc sên cũng tiêu thụ nấm và xác lá, giúp phân hủy. Chúng cũng ăn nấm của các loài gây hại khác, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn.

Nghiên cứu dựa trên 3.387 loại ốc sên sống và hóa thạch ở châu Âu trong suốt 200 triệu năm qua.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Dò kim loại, đào được kho báu đầy vàng bạc

Dò kim loại, đào được kho báu đầy vàng bạc "từ 2 thế giới"

Các nhà khoa học đã mất tận 3 năm rưỡi để phân tích kho báu Galloway Hoard, gồm rất nhiều trang sức vàng, bạc được chế tác tinh xảo, được một người do kim loại phát hiện ở Scotland.

Đăng ngày: 29/05/2021
Làm đường, bất ngờ phát hiện

Làm đường, bất ngờ phát hiện "ngôi làng kho báu" 7 thế kỷ

Hoạt động xây dựng ven đường cao tốc Bắc Lanakshire (Anh) đã làm lộ ra 4 tòa nhà có niên đại từ thế kỷ thứ 14-17, cho thấy một ngôi làng cổ đang ẩn bên dưới con đường và khu vực lân cận.

Đăng ngày: 28/05/2021
Madagascar có thể là thành trì bí mật của

Madagascar có thể là thành trì bí mật của "cá hóa thạch sống"

Madagascar có thể là thành trì bí mật của cá linh, loài cá " hóa thạch sống" từng bị coi là tuyệt chủng cho đến khi một ngư dân bắt được một con vào năm 1938.

Đăng ngày: 28/05/2021
Khai quật lăng mộ phát hiện chuôi kiếm vàng ròng nặng 6kg nhưng đống sắt vụn bên cạnh mới đáng giá

Khai quật lăng mộ phát hiện chuôi kiếm vàng ròng nặng 6kg nhưng đống sắt vụn bên cạnh mới đáng giá

Khi nhìn thấy mảnh sắt rỉ sét, trưởng nhóm khảo cổ bỗng reo lên: " Đống sắt vụn này mới là quốc bảo, là thành tựu lớn nhất trong cuộc khảo cổ này!"

Đăng ngày: 28/05/2021
Phát hiện loài thương long mới sở hữu cá miệng của loài cá sấu

Phát hiện loài thương long mới sở hữu cá miệng của loài cá sấu

Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một con thương long kỳ lạ với cái miệng của loài cá sấu!

Đăng ngày: 26/05/2021
Bộ xương cá cổ đại tiết lộ chế độ ăn kiêng của người Do Thái

Bộ xương cá cổ đại tiết lộ chế độ ăn kiêng của người Do Thái

Người Do Thái cổ đại thường ăn cá vào khoảng thời gian mà loại thực phẩm này bị cấm trong Kinh thánh, một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Tel Aviv cho thấy .

Đăng ngày: 26/05/2021
Phát hiện khu rừng cổ đại chứa hàng trăm hóa thạch

Phát hiện khu rừng cổ đại chứa hàng trăm hóa thạch

Hàng trăm cây và xương hóa thạch lộ ra dưới chân dãy núi Sierra Nevada giúp hé lộ cuộc sống của sinh vật khoảng 10 triệu năm trước.

Đăng ngày: 26/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News