Một lục địa của Trái đất đang "biến hình" nhanh khó tin
Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Benjamin Klein từ Khoa Khoa học Trái đất, khí quyển và hành tinh thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT – Mỹ) cho thấy dãy Sierra Nevada được hình thành chỉ trong một "khoảnh khắc địa chất", chứ không lâu đời so với suy nghĩ trước đây. Hiện tại, nó vẫn mọc lên với tốc độ gấp đôi những ước tính trước đó.
Quá trình này có nguồn gốc sâu xa là sự "biến hình" của lục địa Bắc Mỹ, khi mảng kiến tạo Bắc Mỹ di chuyển dần về phía Tây và khiến mảng kiến tạo khác là Farallon chui xuống bên dưới mình.
Dãy núi Sierra Nevada, nơi quá trình địa chất diễn ra sôi động ngoài sức tưởng tượng - (Ảnh: MIT).
Mảng kiến tạo có thể hiểu nôm na là các mảnh của vỏ Trái đất. Toàn hành tinh được bao phủ bởi 15 mảnh lớn nhỏ như thế, bên trên chúng ngự trị các lục địa và đại dương. Các mảnh này liên tục di chuyển khiến các lục địa trên Trái đất liên tục biến dạng, hợp thành siêu lục địa rồi bị xé nhỏ nhiều lần.
Mảng Farallon được cho là va chạm với mảng Bắc Mỹ khoảng 100 triệu năm trước, đẩy magma sâu bên dưới lòng đất lên trên, làm biến dạng bề mặt, ùn thành dãy núi cao chót vót và magma dần kết tinh thành đá mới. Nhưng trong 1,39 triệu năm nay, tốc độ di chuyển của 2 mảng kiến tạo dường như gia tăng khiến dãy núi Sierra Nevada tăng trưởng nhanh hơn bao giờ hết. Hầu hết cảnh quan ngoạn mục ngày nay được tạo nên chỉ trong thời gian đó – dài so với đời người nhưng chỉ là một chớp mắt đối với thời gian địa chất.
Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học MIT đã đem mẫu đá từ khu vực Bear Valley Intrusive Suite, một dải đá granite trải dài 40 dặm thuộc dãy Sierra Nevada. Kết quả phân lập hạt zircon - một khoáng chất phổ biến trong đá, có chứa uranium và một số chì – đã giúp chỉ ra tuổi đời và lịch sử hình thành của ngọn núi.R
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Geology.
- Khám phá sa mạc lớn nhất Trung Quốc, nơi được ví là chốn "đi dễ khó về"
- 4 cách ăn uống làm mất chất dinh dưỡng, thậm chí sinh độc tố gây hại sức khỏe
- Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới