Khám phá sa mạc lớn nhất Trung Quốc, nơi được ví là chốn "đi dễ khó về"
Là sa mạc lớn nhất Trung Quốc hiện nay, từ lâu, Taklimakan vốn nổi tiếng là chốn "đi dễ khó về".
Khám phá sa mạc lớn nhất Trung Quốc từ trên cao.
Taklimakan là một sa mạc nằm ở Trung Á, trong khu vực thuộc khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Trung Quốc.
Vốn được biết tới là một trong những sa mạc lớn nhất thế giới, Taklimakan bao phủ trên diện tích lên tới hàng trăm km2 của lòng chảo Tarim, với những cồn cát cao tới 300m.
Vẻ hùng vỹ, khoáng đạt của sa mạc Taklimakan ở góc nhìn trên cao
Tại rìa phía bắc và phía nam của sa mạc này là hai nhánh của "Con đường tơ lụa" cổ xưa, từng được những thương nhân tìm ra, men theo vành đai Taklamakan và những ốc đảo để tránh các vùng đất khô cằn.
Vẻ đẹp như siêu thực ở sa mạc lớn nhất Trung Quốc
Tại sao nói Taklimakan là "chốn đi dễ, khó về"? Thực chất điều này xuất phát từ chính cái tên của nó. Trong tiếng người Ngô Duy Nhĩ, nơi này được hiểu nôm na rằng "có thể vào đó, nhưng không bao giờ có thể ra ngoài". Đây cũng là sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay.
Những đụn cát tại đây có thể cao tới 300m
Trước kia, lạc đà là phương tiện để vận chuyển hàng hóa đi trên sa mạc này. Đó cũng chính là một phần của tuyến đường "Con đường tơ lụa" - nơi kết nối giao thương giữa châu Âu và châu Á hơn 2.000 năm trước. Bởi vậy từ xưa, vùng sa mạc Taklamakan đã đóng vai trò cực quan trọng với giao thương Á- Âu.
Từ lâu, các di tích khảo cổ vẫn còn tồn tại ở Taklamakan. Nhưng tất cả đều bị cát bao trùm. Nhiều đền đài, nhà cửa cổ xưa nằm trùm giữa mênh mông biển cát…

Ảnh vệ tinh NASA báo hiệu siêu sóng thần ở Alaska
NASA chia sẻ ảnh vệ tinh chụp một sườn núi kém ổn định có thể kích hoạt siêu sóng thần với sức tàn phá lớn, theo cảnh báo của các chuyên gia.

Ý nghĩa thực sự của việc nuôi lợn đối với khoa học
Không thể phủ nhận rằng lợn luôn đồng nghĩa với việc lười biếng và vô dụng. Nhưng trên thực tế, loài lợn giống như một kho báu sống của khoa học.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn hít thở oxygen nguyên chất?
Chúng ta không thể sống nếu thiếu oxygen, nhưng quá nhiều oxygen lại có hại. Hãy cùng tìm hiểu xem vì sao lại như vậy.

Ngôi nhà được bọc kín để chống cháy rừng
Nhà chức trách bang California phải sử dụng vật liệu chống cháy đặc biệt để bảo vệ các công trình quan trọng khỏi ngọn lửa tàn phá.

Sự thật cực thú vị về huyền thoại bo bo thời bao cấp
Nhiều người thời nay sẽ 'không nuốt nổi' hạt bo bo. Nhưng trong hoàn cảnh thiếu thốn thời bao cấp, bo bo vẫn là thứ có thể chấp nhận được trong bữa ăn hàng ngày...

Quan tài bằng mây của Indonesia được người châu Âu ưa chuộng giữa đại dịch
Nhờ đặc tính dễ dàng phân hủy sinh học sau khi chôn xuống dưới đất nên quan tài bằng mây ngày càng được nhiều người dân Châu Âu lựa chọn để mai táng người thân, nhất là giữa đại dịch COVID-19.
