Một ngày, 5 trận động đất dồn dập
Sáng 8-10, bốn trận động đất với cường độ 7,1-7,8 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực giữa Vanuatu và quần đảo Solomon, nam Thái Bình Dương chỉ trong 70 phút. Theo CNN, đây chỉ là một phần trong chín trận động đất xảy ra trong bốn giờ ở khu vực trên.
Trung tâm Nghiên cứu địa lý của Mỹ cho biết trận thứ nhất mạnh 7,8 độ Richter xảy ra lúc 9g03 (giờ địa phương) có tâm chấn nằm sâu dưới lòng biển 35km và cách Luganville (Vanuatu) về phía tây nam 295km.
Trận thứ hai với cường độ 7,7 độ Richter xảy ra sau đó 15 phút, cách Luganville 340km về phía bắc tây bắc. Trận thứ ba mạnh 7,1 độ Richter chỉ cách Lunganville 280 km cùng hướng trên. Trận thứ tư có cường độ 7 độ Richter xảy ra trong cùng khu vực, cách trận thứ nhất 10 giờ.
Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đã phát lệnh cảnh báo sóng thần cho toàn vùng tây nam Thái Bình Dương, bao gồm khu vực Vanuatu, Úc, New Zealand và Indonesia. Ngay sau đó cảnh báo được dỡ bỏ với ghi nhận có ba đợt sóng thần nhỏ xảy ra trong khu vực.
Dân cư trong khu vực nói trên đã tháo chạy lên các vùng đồi cao do lo sợ sóng thần xảy ra sau khi nhận được cảnh báo có sự khác lạ của dòng hải lưu. Trước đó không lâu khu vực phía đông nam quần đảo Sulu của Philippines bị chấn động với trận động đất mạnh 6,7 độ Richter. Hiện chưa có thông tin về số thương vong từ các trận động đất nói trên, tuy nhiên đã có những ghi nhận thiệt hại ban đầu về nhà cửa trong khu vực.
Reuters dẫn lời nhà khoa học Mike Sandiford, thuộc Trường đại học Khoa học trái đất (Úc), cho rằng hàng loạt trận động đất lớn liên tục xảy ra trong vùng nam Thái Bình Dương là bất thường và cảnh báo dư chấn có thể vẫn xảy ra trong vài tuần tới.
* Trong diễn biến khác, ngày 8-10 cơn bão Melor sau khi đổ bộ vào Nhật đã làm ít nhất hai người chết, 46 người bị thương và hàng ngàn người khác phải sơ tán. Đài truyền hình NHK cho biết cơn bão này đã làm sập nhiều nhà cửa, gây mất điện hơn 10.000 hộ gia đình ở gần Tokyo, khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa và hơn 450 chuyến bay bị hủy trong cùng ngày.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
