Một sinh vật hiếm vừa xuất hiện ngoài khơi biển Indonesia

Người ta mới ghi lại hình ảnh về một sinh vật được đánh giá là "hiếm và khó bắt gặp" nhất đại dương. Đó là loài cá mập miệng rộng - megamouth shark.

Mới đây, một du khách đã tình cờ ghi lại được hình ảnh về một sinh vật cực hiếm. Đó là một con cá mập miệng rộng (megamouth shark) - được đánh giá là "hiếm và khó nắm bắt nhất đại dương".

Cụ thể, thước phim do Penny Bielich ghi lại khi cô đang lặn ngoài khơi đảo Komodo (Indonesia). Hình ảnh trong video thực sự rõ ràng, đến nỗi nhiều chuyên gia phải ngỡ ngàng.

Theo các nhà sinh vật học đánh giá, loài cá mập này rất hiếm. Chúng lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1976 tại ngoài khơi đảo Hawaii, nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 63 lần xuất hiện trước mặt con người.

Vậy nên, cá mập miệng rộng được mệnh danh là một trong những loài vật bí ẩn nhất với con người.

Một sinh vật hiếm vừa xuất hiện ngoài khơi biển Indonesia
Đây là một trong những loài vật bí ẩn nhất với con người.

Khoa học hiện chỉ nắm được rất ít thông tin về loài vật này. Chúng là loài cá cỡ lớn, có thể dài đến 5m, và sống ở các vùng nước sâu - khoảng 160m dưới mực nước biển. Đây cũng là một trong những loài cá sống thọ nhất, với tuổi thọ ước tính khoảng 100 năm.

Chúng có tập tính mở miệng rất lớn khi kiếm ăn, hút một lượng lớn nước biển rồi lọc con mồi qua bộ răng giống loài cá voi.

Thức ăn chủ yếu của cá mập miệng rộng là tôm, sinh vật phù du, và đôi khi là sứa nữa. Ngoài ra, tập tính này cũng là lý do vì sao chúng được đặt tên là "miệng rộng".

Một sinh vật hiếm vừa xuất hiện ngoài khơi biển Indonesia
Thức ăn chủ yếu của cá mập miệng rộng là tôm, sinh vật phù du, và đôi khi là sứa nữa.

Trong những năm gần đây, chúng xuất hiện với tần suất nhiều hơn, nhưng chủ yếu là cá dạt bờ.

Như lần gần nhất vào năm 2015, các ngư dân đã phát hiện ra xác một chú cá mập miệng rộng trên bờ biển Philippines.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Trong 2 triệu con tôm mới tìm thấy 1 con tôm hùm màu xanh dương

Trong 2 triệu con tôm mới tìm thấy 1 con tôm hùm màu xanh dương

Tôm hùm vốn đã là một loại hải sản đắt đỏ và việc đánh bắt được một con tôm hùm quý hiếm lại càng không dễ dàng.

Đăng ngày: 27/07/2017
Cá voi lưng gù 40 tấn phi thân bay trên mặt nước

Cá voi lưng gù 40 tấn phi thân bay trên mặt nước

Con cá voi trưởng thành ước tính nặng 40 tấn lao vọt lên từ mặt biển ngoài khơi Mbotyi, Pondoland, tỉnh Eastern Cape province, Nam Phi, theo Huffington Post.

Đăng ngày: 25/07/2017
Phát hiện loài cá mặt trăng khổng lồ mới, nặng tới 2 tấn

Phát hiện loài cá mặt trăng khổng lồ mới, nặng tới 2 tấn

Mặc dù là chi cá xương lớn nhất thế giới và có trọng lượng hơn hai tấn, cá mặt trăng khá ẩn dật, khiến việc tìm kiếm trong bốn năm qua rất khó khăn.

Đăng ngày: 24/07/2017
Cá heo sành ăn biết cắn bỏ đầu con mồi

Cá heo sành ăn biết cắn bỏ đầu con mồi

Các nhà sinh vật học đại dương phát hiện một số cá heo mũi chai ở Vịnh Mexico có hành vi cắn đứt đầu cá da trơn bản địa khi săn mồi, National Geographic ngày 18/7 đưa tin.

Đăng ngày: 22/07/2017
Cá voi sát thủ và cá mập trắng: Ai mới là hung thần biển cả?

Cá voi sát thủ và cá mập trắng: Ai mới là hung thần biển cả?

Có lẽ bạn đã từng xem Hàm cá mập, hay Biển xanh sâu thẳm,… nếu vậy chắc chắn bạn sẽ nghĩ cá mập chính là sát thủ nguy hiểm bậc nhất của đại dương.

Đăng ngày: 21/07/2017
Mực khổng lồ dài 5,5 mét sa lưới tàu cá Ireland

Mực khổng lồ dài 5,5 mét sa lưới tàu cá Ireland

Đây là con mực khổng lồ thứ hai được ngư dân trên tàu Cuna Mara bắt được trong vòng hai tháng qua, Sputnik News ngày 20/7 đưa tin.

Đăng ngày: 21/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News