Một thành phố Nga đang bị "nuốt sống"

Những cảnh tượng rợn người tưởng như chỉ có thể xuất hiện trong phim kinh dị lại đang xảy ra hằng ngày ở thành phố Samara của Nga.

Cư dân thành phố Samara, miền đông nam nước Nga, đang sống trong sợ hãi sau hàng loạt vụ hố tử thần xuất hiện khắp nơi, “nuốt sống” nhiều tiền của.


Cư dân thành phố Samara, miền đông nam nước Nga
đang sống trong sợ hãi vì hố tử thần. (Ảnh: English Russia)

Trong vài tuần gần đây, các hang động ngầm liên tục lộ diện trên đường phố, nuốt chửng xe hơi, xe buýt, thậm chí cả xe tải cỡ lớn, và khiến ít nhất 1 người thiệt mạng. Nhiều miệng hố lớn cũng xuất hiện ở các khu đậu xe, các giao lộ sầm uất và nhiều đường phố lớn, nhỏ khác.


Thảm họa rình rập bất thình lình. (Ảnh: Exclusive Pix)

Những hố tử thần đáng sợ này được tin là do hiện tượng sụt lún gây ra. Theo các chuyên gia, băng tan chảy tạo ra những dòng nước quá mạnh đã gây xói mòn đất bên dưới các con đường ở Samara. Cư dân trong thành phố đã cùng nhau ký vào một đơn kiến nghị gửi lên chính quyền yêu cầu tìm giải pháp xử lý.

Hố tử thần là mối nguy thường thấy ở những khu vực hầm mỏ và trên thế giới xảy ra không ít các vụ thợ mỏ bị chôn sống trong khi làm việc vì lý do trên.


...ảnh hưởng nặng nề về người và của

Loại hố tử thần tự nhiên mất đến hàng ngàn năm cấu thành với kích thước đa dạng. Chúng thường là kết quả của quá trình Karst, xảy ra khi một lớp đá như đá vôi bên dưới mặt đất bị giải phóng bởi nước có tính axit.

Đầu tiên, mưa thấm qua đất, hấp thụ carbon dioxide và phản ứng với thảm thực vật mục nát. Kết quả là nước hòa tan đá gây ra tính axit. Nước axit sau đó làm xói mòn các lớp đá dưới mặt đất, gây ra những khoảng trống rồi đổ sụp thành các hố tử thần. Hiện tượng này thường xảy ra rất bất ngờ.

Cư dân ở thành phố Berezniki (Nga) hiện cũng đang phải hứng chịu mối nguy này. Theo các dữ liệu điều tra dân số, khoảng 2.000 người đã rời khỏi thành phố này từ năm 2005-2010 sau khi nhiều hố tử thần xuất hiện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News