Một trong những hiện tượng thiên văn hấp dẫn nhất lịch sử sẽ tuyệt chủng

Lý do cho sự tuyệt chủng hiện tượng thiên văn ấy chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.

Hiện tượng chúng ta muốn nhắc đến ở đây là nhật thực toàn phần (total solar eclipses).

Dành cho những ai chưa biết, nhật thực - hay còn gọi là "Mặt trăng ăn Mặt trời" - xảy ra khi Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời xếp thành một đường thẳng. Trong quá khứ cổ xưa, nhật thực được xem là điềm cực xấu. Nhưng khi khoa học phát triển, nó đơn giản chỉ là một hiện tượng thiên văn cực kỳ thú vị và hiếm thấy.


Nhật thực - hay còn gọi là "Mặt trăng ăn Mặt trời".

Vậy tại sao hiện tượng này lại sắp tuyệt chủng?

Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1695, khi nhà khoa học Edmond Halley nhận ra rằng các trường hợp nhật thực ghi nhận trong lịch sử không phù hợp với tính toán thời bấy giờ.

Cụ thể, Halley đã quan sát chuyển động của Mặt trăng và Mặt trời, sau đó sử dụng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton để tính và so sánh nhật thực toàn phần thực sự thời xưa với thời điểm đáng ra chúng phải xảy ra. Và kết quả, tính toán với thực tế không hề trùng khớp.

Khi ấy, Halley đã đưa ra một kết luận rất bất ngờ: tốc độ quay của Trái đất chậm dần theo thời gian.


Tốc độ quay của Trái đất chậm dần lại.

Khi Trái đất quay chậm lại, momen động lượng của Mặt trăng phải tăng lên để bảo tồn động lượng cho cả hệ thống. Sự gia tăng này vô tình khiến cho Mặt trăng dịch dần ra xa, và chậm lại một chút.

Nếu như trước đó khoảng 2.000 năm, Trái đất quay nhanh hơn, Mặt trăng có quỹ đạo gần và tốc độ cao hơn thì các tính toán của Halley sẽ trùng khớp. Và tất nhiên, khoa học sớm nhận ra Halley đã đúng.

Lý do khiến Trái đất chậm đi chính là vì lực hấp dẫn từ Mặt trăng - thứ gây ra thủy triều trên Trái đất. Triều rút và dâng, quá trình ấy khiến sự quay của Trái đất chậm lại, đẩy Mặt trăng đi xa dần. Theo như tính toán, mỗi năm Mặt trăng "xa rời" Trái đất khoảng 3,8cm.


Mặt trăng xa dần, nhật thực cũng hiếm dần.

Mặt trăng xa dần, tức là vòng sáng của trăng sẽ nhỏ lại. Khi đó, nhật thực toàn phần sẽ ngày càng trở nên hiếm hơn, trong khi tần suất nhật thực hình khuyên thì lớn dần.

Khi khoảng cách trung bình giữa Mặt trăng và Trái đất tăng thêm 23.410km, nó sẽ trở nên quá nhỏ để che phủ toàn bộ Mặt trời. Khi đó, nhật thực toàn phần sẽ chính thức tuyệt chủng.

Tuy nhiên, quá trình này cần khoảng... 620 triệu năm để hoàn thành. Nên từ giờ đến lúc đó, bạn và cả con cháu đời sau vẫn còn rất nhiều cơ hội để ngắm nhìn hiện tượng thiên văn thú vị ấy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 11/01/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 23/12/2024
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 21/12/2024
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 21/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News