Một trong những hồ nước lớn nhất Trái đất đang "teo nhỏ" nghiêm trọng

Hồ Muối Lớn ở Mỹ đã liên tục chạm mực nước thấp kỷ lục.

Trong năm qua, Hồ Muối Lớn (Great Salt Lake) ở phía bắc tiểu bang Utah, Mỹ, đã liên tục chạm mực nước thấp kỷ lục. Đầu tháng này, mực nước hồ đạt độ cao trung bình 4.190 feet (1.277 mét) so với mực nước biển - mức thấp nhất từ trước đến nay.

USGS (Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ) cho biết Hồ Muối Lớn lúc này chỉ còn lại một phần tư dung tích kể từ thời điểm mực nước cao nhất vào cuối những năm 1980. Gần một nửa diện tích bề mặt của nó giờ đây cũng đã biến mất, khiến lòng hồ 2.000 km vuông tiếp xúc với các nguyên tố bên ngoài.

Một trong những hồ nước lớn nhất Trái đất đang teo nhỏ nghiêm trọng
Tình hình của hồ trong tháng này thậm chí còn tồi tệ so với những năm gần đây

Hồ Muối Lớn đã rơi vào tình trạng cạn kiện trong vài thập kỷ qua do sử dụng quá mức và hạn hán. Nhìn chung, hồ đã giảm tổng cộng 3,3 m nước kể từ lần đầu tiên được đo vào những năm 1870. Hồ khá nông, nơi sâu nhất chỉ 10 m, do đó mực nước có thể tăng và giảm đột ngột giữa các năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 hồ liên tục giảm mực nước, cho thấy một bức tranh rõ ràng về tình trạng khan hiếm nước.

Tình hình của hồ trong tháng này thậm chí còn tồi tệ so với những năm gần đây. Ảnh gif bên dưới cho thấy sự khác biệt giữa tháng 7 năm 2019 — khi mực nước hồ dao động quanh mức 1.278,3 m — và đầu tháng này 1.277 m so với mực nước biển; thậm chí chỉ cần chênh lệch hơn 1m cũng có thể tạo ra những thay đổi rõ rệt.

Thậm chí, tình hình còn đáng lo ngại hơn khi xem sự thay đổi từ năm 1985 đến 2021, thời điểm hồ đạt mức thấp kỷ lục cũ là 4.191,3 feet. Vào năm 1985, mực nước hồ đạt độ cao trung bình 4.211,65 feet (1.283,7 mét) so với mực nước biển, là một trong những năm mực nước cao nhất.

Hồ cạn kiệt gây ra hậu quả lớn đối với cả môi trường và nền kinh tế của Utah. Hồ Muối Lớn mang lại khoảng 1,3 tỷ USD mỗi năm, từ cả du lịch cũng như các ngành công nghiệp như nuôi tôm và khai thác muối. Hồ cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã, từ thực vật phù du đến hàng trăm nghìn loài chim. Trong khi đó, lòng hồ tiếp xúc không khí do nước rút sẽ tạo ra một lớp bụi mang đến hàng loạt vấn đề, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, góp phần gây ô nhiễm không khí và khiến tuyết tan nhanh hơn.

Tình hình tại Hồ Muối Lớn nghiêm trọng đến mức các nhà lập pháp vào tháng 5 đã đồng ý xem xét một số giải pháp mạnh để giữ nước trong hồ — bao gồm cả đường ống dẫn nước biển từ Thái Bình Dương cách đó hàng trăm km.

Đây là hồ nước mặn rộng nhất của Tây Bán Cầu, rộng thứ 4 trong các hồ kín trên thế giới, và là hồ rộng thứ 37 trên Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
5 nước gây ô nhiễm nhất thế giới khiến các nước khác thiệt hại 6.000 tỉ USD

5 nước gây ô nhiễm nhất thế giới khiến các nước khác thiệt hại 6.000 tỉ USD

Theo đó, 5 nước Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ khiến các nước khác thiệt hại 6.000 tỉ USD.

Đăng ngày: 15/07/2022
Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Một chiếc thuyền máy cũ vô chủ nhô lên khỏi lớp bùn đất nứt nẻ như một tấm bia mộ khổng lồ. Văn bia của nó có thể viết: Đây là vùng nước của Hồ Mead.

Đăng ngày: 14/07/2022
Nắng nóng tan chảy mái nhà, hàng chục thành phố Trung Quốc báo động khẩn

Nắng nóng tan chảy mái nhà, hàng chục thành phố Trung Quốc báo động khẩn

Hàng chục thành phố của Trung Quốc đang hứng chịu nắng nóng thiêu đốt khi nhiệt độ cực điểm làm tan chảy mái nhà và biến dạng các con đường.

Đăng ngày: 13/07/2022
Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa trong thịt bò và thịt lợn

Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa trong thịt bò và thịt lợn

Các hạt vi nhựa được tìm thấy trong thực phẩm ở siêu thị và động vật từ trang trại tại Hà Lan, tuy nhiên, chưa rõ tác động của nó đến sức khỏe con người.

Đăng ngày: 11/07/2022
Tạo ra nhiên liệu phản lực tái tạo từ vi khuẩn, thay thế năng lượng hóa thạch trong tương lai

Tạo ra nhiên liệu phản lực tái tạo từ vi khuẩn, thay thế năng lượng hóa thạch trong tương lai

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley đã thu hoạch thành công nhiên liệu phản lực thay thế từ các loài vi khuẩn đất thường được tìm thấy thuộc chi streptomyces.

Đăng ngày: 09/07/2022
Tìm thấy

Tìm thấy "mây hang động" hiếm thấy ở Trung Quốc

Các nhà thám hiểm đã phát hiện ra một loại khoáng thể tự nhiên đặc biệt trong hang động Xiniuyan ở huyện Vũ Tuyên, khu tự trị Quảng Tây.

Đăng ngày: 09/07/2022
Một hòn đảo đẹp như thiên đường nhưng du khách nơm nớp sợ cá mập tấn công

Một hòn đảo đẹp như thiên đường nhưng du khách nơm nớp sợ cá mập tấn công

Đảo Réunion thu hút đông đảo khách du lịch nhưng cũng là nơi tập trung mật độ cá mập đông hàng đầu thế giới.

Đăng ngày: 08/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News