Mũ bảo hiểm chống sốc mới

Nếu có cái gì đó đập vào đầu bạn trong lúc bạn đang đội chiếc mũ bảo hiểm này, lớp nệm mềm dẻo bên trong của chiếc mũ sẽ ngay tức khắc chuyển thành chất liệu chống sốc cứng như đá.

Nhà thiết kế công nghiệp Tore Christian Bjørsvik Storholmen thuộc trung tâm nghiên cứu sức khỏe SINTEF cho rằng các công nhân trong ngành công nghiệp xây dựng xứng đáng có một loại mũ bảo hiểm thông minh hơn mẫu mũ hiện tại.

Hiện nay, nhà thiết kế 27 tuổi này đã dành được một giải thưởng của Hội đồng thiết kế Na-Uy cho chiếc mũ bảo hiểm “tiên phong” của mình. *

Kiểu dáng mới

Storholmen giải thích rằng “Khi đề cập đến vẻ bề ngoài, các loại mũ bảo hiểm an toàn không thay đổi gì nhiều lắm trong khoảng thời gian 30 năm qua. Kiểu dáng chiếc mũ của tôi lấy ý tưởng từ chiếc mũ bóng chày từ lâu vốn phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng”.

Anh chọn mẫu thiết kế này vì anh ý thức rõ rằng các công nhân thường hay mang những thiết bị bảo hiểm mà họ cảm thấy thoải mái khi mang hơn. Tuy nhiên, ý tưởng “thông minh” này còn đề cập đến nhiều điều hơn cả hình thức bên ngoài của chiếc mũ bảo hiểm mới.

Mũ bảo hiểm được lót một lớp ở bên trong bằng một cất liệu mềm và dẻo dưới các điều kiện bình thường, nhưng lại có khả năng chuyển ngay thành chất liệu cứng và chống sốc nếu mũ bảo hiểm bị tác động mạnh. (Ảnh: SINTEF)


Chất liệu thông minh

Chiếc mũ bảo hiểm được lót một lớp ở bên trong bằng một cất liệu mềm và dẻo dưới các điều kiện bình thường, nhưng lại có khả năng chuyển ngay thành chất liệu cứng và chống sốc nếu mũ bảo hiểm bị tác động mạnh.

Tác giả đoạt giải thưởng này cho biết “Chất liệu ở lớp lót bên trong làm cho mũ bảo hiểm của tôi trông thoải mái hơn khi sử dụng nó hằng ngày, và đồng thời an toàn hơn những mẫu mũ thông thường”.

Và đặc biệt là cùng với tinh thần của thời đại, Storholmen đã chế tạo các bộ phận của lớp vỏ phía ngoài trở nên trong suốt, để ở phía bên ngoài có thể nhìn thấy được chất liệu chống sốc.

Bộ phận bảo vệ tai thông minh

Storholmen cũng sử dụng các chất liệu thông minh để chế tạo phần bảo vệ tai cho mũ bảo hiểm. Bản thân các phần bảo vệ tai và vành mũ được dùng để cung cấp điện cho các thiết bị trong mũ bảo hiểm được làm bằng vải sợi có thể tạo ra điện.

“Điều này có nghĩa là các hệ thống thông tin liên lạc có thể được kết hợp với mũ bảo hiểm mà không cần các dây cáp để có thể bắt tín hiệu với các thiết bị khác,” Storholmen nói.

Sóng vô tuyến hoặc các đường kết nối liên lạc hoặc các máy dò khí có thể được lắp đặt tất cả vào trong mũ bảo hiểm theo các yêu cầu cá nhân của người sử dụng.

Sự kết hợp giữa loại vải dệt chịu áp suất và công nghệ Bluetooth có nghĩa là người sử dụng có thể trả lời một cuộc gọi điện thoại di động mà không cần phải tháo găng tay, phần bảo vệ tai và mũ bảo hiểm.

Dự án sinh viên

Năm ngoái, Tore Christian Bjørsvik Storholmen đã tốt nghiệp bằng cử nhân khoa học lớp thiết kế công nghiệp của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Na-Uy. Chiếc mũ bảo hiểm “tiên phong” này là kết quả của một dự án sinh viên trong lớp học.

Anh cho biết “Chúng tôi tự chọn các chủ đề nghiên cứu cho mình. Do tôi có một người anh làm trong ngành xây dựng nên tôi nhận ra là có rất nhiều người không thoải mái khi đội những chiếc mũ bảo hiểm an toàn thông thường”.

Nỗ lực tập thể đa ngành

Storholmen hiện đang làm việc cho bộ phận Work Physiology của trung tâm nghiên cứu sức khỏe của SINTEF, đây là nơi mà ông làm việc với thiết bị SmartWear – một trong sáu lĩnh vực nỗ lực đặc biệt của tập đoàn SINTEF. Mục tiêu là để phát triển hai loại quần áo thông minh sau đây:

Quần áo có các thiết bị trang bị tích hợp như được gắn vào các máy cảm ứng và thiết bị thông tin liên lạc.

Quần áo được làm bằng các chất liệu chức năng như các chất liệu đem lại các đặc tính mới cho quần áo khi nhiệt độ thay đổi hay khi có các sự biến đổi khác trong môi trường của người sử dụng.

*Mũ bảo hiểm này nhận được giải ba trong cuộc thi “Tài năng trẻ mở rộng” tại lễ trao giải thiết kế năm 2008 ở Oslo vào ngày 12 tháng 3. 
Từ khóa liên quan:

phát minh

mũ bảo hiểm

chống sốc

Loading...
TIN CŨ HƠN
12 phát minh

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla

"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

Đăng ngày: 01/04/2025
Chiếc la bàn cổ nhất

Chiếc la bàn cổ nhất

Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.

Đăng ngày: 30/03/2025
20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Đăng ngày: 28/03/2025
Sự ra đời và phát triển của ô tô

Sự ra đời và phát triển của ô tô

Ô tô, trước hết là một vấn đề về động cơ. Vì cái xe chở đồ do Nicolas Joseph Cugnot sáng chế năm 1770 đáp ứng đúng nghĩa, theo nguyên nghĩa của từ automobile (xe chạy tự động), tức là ô tô, nhưng có lẽ vô ích ghi vào danh mục vô vàn cái xe chạ

Đăng ngày: 05/03/2025
Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Đăng ngày: 15/02/2025
Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ v&agrave

Đăng ngày: 11/02/2025
Giấy - Ra đời và phát triển

Giấy - Ra đời và phát triển

Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

Đăng ngày: 11/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News