Mưa đá to bằng nắm tay ở Australia

Một trận mưa đá rất lớn hôm 13/12 đã xảy ra tại vùng đông nam bang Queensland khiến mùa màng, nhà dân và xe cộ bị hư hại nghiêm trọng.

"Chúa ơi! Điều này thật điên rồ! Thật không thể tin được", Sharlene Stolberg liên tục thốt lên trong video. Những cảnh quay được ghi lại cho thấy những cục mưa đá khổng lồ không ngừng trút xuống trong cơn bão, gây ra nhiều lỗ thủng lớn trên mái nhà.


Mưa đá làm thủng mái nhà dân ở Australia. (Video: Storyful).

Theo báo cáo địa phương, cơn bão hình thành từ khu vực Gympie và sau đó di chuyển tới phía nam thành phố Brisbane. Mưa đá kết hợp với gió giật mạnh lên tới 57 km trên một giờ đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản với nhiều ngôi nhà, xe ôtô và cây trồng nông nghiệp bị phá hủy. Hiện tượng thời tiết cực đoan còn gây mất điện trên diện rộng.

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng, xảy ra do sự đối lưu mạnh từ các đám mây giông. Phần lớn mưa đá xảy ra vào mùa hè. Nắng nóng gay gắt khiến nước bốc hơi mạnh. Lớp khí gần mặt đất bị nung nóng bốc lên cao, mang theo hơi nước, tạo ra những đám mây khổng lồ chứa rất nhiều giọt nước nhỏ. Càng lên cao không khí càng lạnh, khiến những giọt nước này hóa băng và bắt đầu rơi xuống.


Cục mưa đá có kích cỡ khủng.

Khi rơi, tinh thể băng va chạm với những giọt nước khác trong mây khiến chúng bám vào và đóng băng theo, làm các hạt băng lớn dần. Khi các hạt và cục băng rơi xuống tầng mây thấp, không khí đối lưu mạnh lại đẩy chúng lên cao. Trên đường đi, chúng tiếp tục va chạm với nước và phát triển lớn hơn nữa. Quá trình này lặp lại cho tới khi băng trở nên quá nặng và rơi xuống đất tạo thành mưa đá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News