Mưa dài 7 năm trên "Trái đất ngoài hành tinh"
Mặt trăng Titan của sao Thổ sở hữu nhiều thứ tương tự Trái đất và là miền đất hứa cho sự sống ngoài hành tinh.
NASA vừa công bố kết quả bất ngờ về cuộc tìm kiếm những đám mây mất tích của tàu vũ trụ thăm dò sao Thổ Cassini. Y như ở Ttrái đất, các đám mây đã ngưng tụ thành cơn mưa hè khổng lồ rơi xuống diện tích gần 120.000km2 và đã kéo dài suốt 7 năm trên mặt trăng sao Thổ.
Những điểm sáng đỏ cam ở cực Bắc Titan là dấu hiệu của cơn mưa hè - (ảnh: NASA).
7 năm là thời gian tính theo thời gian Trái đất. Còn ở Titan, suốt thời gian diễn ra cơn mưa vẫn là mùa hè của 1 năm dài bằng 30 năm ở Trái đất. Cơn mưa này nằm ở khu vực cực Bắc của Titan và bắt đầu rơi vào đầu mùa hè.
Titan - (ảnh: NASA).
Cơn mưa được phát hiện khi tàu vũ trụ Cassini chụp được một điểm phản chiếu thuộc bán cầu Bắc. Tiến sĩ Rajani Dhingra (Đại học Idaho ở Moscow, Idaho - Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu, cho biết sau cơn mưa dài sẽ là thời kỳ bốc hơn, nước mưa sẽ trở thành những đám mây. Mùa hè của Titan là một mùa hè ẩm ướt và đầy nắng.
"Nước" rơi xuống trong mưa là methane lỏng. Trước đó, nhiều hồ methane dạng lỏng, thích hợp cho sự sống đã được tìm thấy trên mặt trăng Titan. Mặt trăng này cũng có địa hình và nhiều đặc điểm giống với Trái đất, cũng bằng chứng về phân tử hữu cơ ngay trên bề mặt. NASA ưu ái gọi nó là "Trái đất ngoài hành tinh".
Mưa trên Titan - (ảnh đồ họa của NASA).
Mặt trăng Titan cũng là nơi mà "Dragonfly" của NASA đang hướng đến. NASA tiết lộ trong năm nay sẽ khởi động dự án tạo ra một chiếc máy bay robot tên Dragonfly, "chiến binh" sẽ hạ cánh xuống mặt trăng Titan của sao Thổ để nghiên cứu và tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Dự kiến nếu các thử nghiệm suôn sẻ, Dragonfly sẽ rời trái đất vào năm 2025 và hạ cánh xuống Titan vào năm 2034.