Mùa đông 2017 có thể lạnh nhất trong hơn 100 năm qua

Theo các chuyên gia thời tiết, mùa đông năm 2017 có thể sẽ là mùa đông lạnh nhất tại châu Âu trong vòng hơn 100 năm trở lại đây và thậm chí một số quốc gia châu Á sẽ phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt.

Các chuyên gia thời tiết cho biết mùa đông năm 2017 tại châu Âu, Nga và Ukraine có thể sẽ là mùa đông lạnh nhất trong vòng hơn 100 năm trở lại đây. Thậm chí ngay tại thời điểm cuối tháng 9/2017, nhiệt độ tại Ireland có thể hạ xuống dưới 0 độ C, đây là một điều rất bất thường.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này không phải là do Trái Đất nóng lên, mà là do Trái Đất bắt đầu vào một chu kỳ thời tiết mới. Trong những năm sắp tới, vào mùa đông mưa sẽ nhiều hơn tuyết rơi, nhưng theo các chuyên gia thì sương giá mới là điều nguy hiểm nhất.


Các quốc gia châu Âu và một số quốc gia châu Á có thể sẽ phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nhất trong vòng hơn 100 năm trở lại đây.

Theo nhận định của các chuyên gia thời tiết, tháng 11/2017 có thể sẽ rất lạnh và đến tháng 12/2017 nhiệt độ sẽ liên tục ở mức âm 5 độ C. Cũng trong mùa đông 2017, hoạt động của Mặt trời sẽ giảm tương tự như điều đã từng xảy ra vào những năm 1950 và khiến cho mùa đông 2017 trở nên lạnh hơn so với những năm trước.

Không chỉ các quốc gia châu Âu mà kể cả các quốc gia châu Á sẽ phải đối mặt với mùa đông lạnh giá, thậm chí cả các quốc gia trong nhiều thập kỷ qua chưa hề đối mặt với mùa đông với nhiệt độ rất thấp, theo nhận định của chuyên gia Briton James Madden.

Ông cũng cho biết châu Âu đang trải qua những ngày ấm áp cuối cùng của năm 2017 và vào tháng 10/2017, mùa thu sẽ đột ngột biến mất và nhường chỗ cho mùa đông. “Mưa, tuyết, gió mạnh và nhiệt độ thấp. Hãy chuẩn bị quần áo ấm và nếu có thể hãy ở nhà. Mùa đông có thể sẽ kéo dài”, chuyên gia này cho biết.


Mùa đông năm 2017 được dự báo là có nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đây.

Các chuyên gia giải thích nguyên nhân khiến mùa đông 2017 kéo dài là do nhiệt độ tại Thái Bình Dương bất ngờ tăng 1 độ C. Điều này dẫn đến việc các cơn gió lạnh vùng cực lớn hình thành, tràn xuống châu Âu.

Trong vài tháng sắp tới, những cơn gió lạnh này sẽ quét qua toàn bộ khu vực châu Âu và nhiệt độ tháng 1 và tháng 2/2018 ở một số khu vực khu vực vĩ tuyến 40 độ Bắc được tự đoán sẽ ổn định ở mức âm 25 độ C.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Đăng ngày: 15/03/2025
Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?

Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?

Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.

Đăng ngày: 11/03/2025
Sấm sét là gì? Tại sao có sấm sét?

Sấm sét là gì? Tại sao có sấm sét?

Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên trái đất của chúng ta, đó là sấm sét. Nó là một luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ mà nó phóng xuống.

Đăng ngày: 06/03/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News