Mưa giun ở Na Uy
Hàng nghìn con giun sống từ trên trời rơi xuống đầy bí ẩn tại nhiều khu vực ở Na Uy.
Hàng nghìn con giun từ trên trời rơi xuống đất ở Na Uy
Thầy giáo môn sinh vật học Karstein Erstad đã phát hiện những con giun sống trên mặt tuyết cuối tuần trước khi ông đang trượt tuyết tại khu vực vùng núi gần thành phố Bergen, Na Uy. Nhiều người dân ở nước này cho biết họ cũng tận mắt chứng kiến cảnh tượng mưa giun.
Thầy giáo môn sinh vật học Karstein Erstad chụp ảnh những con giun ông phát hiện trên tuyết gần thành phố Bergen, Na Uy.
“Khi tôi phát hiện những con giun trên tuyết, chúng dường như đã chết, nhưng khi đặt chúng lên tay, tôi nhận thấy chúng vẫn còn sống”, ông Erstad cho biết trang tin The Local của Na Uy.
Ban đầu thầy giáo Erstad nghĩ rằng những con giun đang bò qua tuyết, nhưng ông đã loại bỏ giả thuyết này khi nhận thấy tuyết tại một số vị trí sâu tới hàng mét. Những người dân tại những thành phố khác của Na Uy như Lindås, Suldal và Femunden cũng thấy cảnh tượng mưa giun bí ẩn.
“Đây là hiện tượng cực kỳ hiếm. Rất khó để biết hiện tượng này đã xảy ra bao nhiêu lần, nhưng nó được ghi nhận rất ít lần”, ông Erstad cho biết.
Thầy giáo Erstad cho biết ông đã phát hiện các báo cáo về hiện tượng kỳ lạ tương tự xảy ra tại Thụy Điển vào những năm 1920. Năm 2011, một nhóm học sinh đang chơi bóng đá tại trường Galashiels ở Selkirkshire, Scotland, đã chứng kiện cảnh tượng giun từ trên trời rơi xuống đầu chúng.
Theo trang Mother Nature Network, một trường hợp sinh vật từ trên trời rơi xuống xảy ra sau các trận lốc xoáy và bão. Các nhà khoa học nghĩ rằng chúng có thể bị lốc xoáy hay gió bão cuốn lên trên không và mang đi xa nhiều km.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
